Anh cường 2
“Tròn 30 năm, với 9 đời chủ tịch, một
tuyến đường trung tâm, huyết mạch dài chỉ 592m tại đô thị loại II - TP Hà Tĩnh
vẫn không thể làm xong” - thông tin súc tích, ngắn gọn này được tác giả Xuân
Sinh phản ánh trên Dân trí ngày 30/9 thu hút đông đảo sự quan tâm của độc giả.
Một con đường nhếch nhác, hỏng hóc, lỗ
chỗ những ổ gà, ổ voi. Sau mỗi đợt mưa, lòng đường lại dềnh lên những vũng nước
bẩn thỉu ngổn ngang, kéo chằng kéo chịt. Ấy là những hình ảnh mà người viết
thấy được thông qua bài viết nói trên.
Còn theo mô tả của phóng viên, dọc đoạn
đường nói trên, nước mưa, nước thải sinh hoạt đều đổ dồn, ứ đọng ra giữa đường,
mùa nắng thì bụi mịt mù. Các phương tiện qua lại đều phải di chuyển chậm chạp.
Cho nên, thật khó tin khi được biết
rằng, tuyến đường nhếch nhác này lại là một trong những tuyến “xương sống,
huyết mạch” của TP Hà Tĩnh, lượng phương tiện qua lại đông đúc.
Khó tin hơn, dù chỉ
dài 592m nhưng tròn 30 năm qua, kể từ năm 1989 - UBND tỉnh Nghệ Tĩnh có quy
hoạch về việc sửa chữa, nâng cấp, sau đó năm 1995 chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh
thành Nghệ An và Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh tiến hành cắm mốc tại tuyến đường
này thì cho đến nay đoạn đường hơn nửa cây số vẫn “dẫm chân tại chỗ”, hay đúng
hơn là mới làm xong một số đoạn mương nước rồi bỏ đó.
Một sự trì trệ kéo dài phân nửa đời
người, chẳng những gây nên nỗi bức xúc đối với người đi đường mà còn khiến
người dân sống dọc theo tuyến đường này cảm thấy tức giận. Lý do muôn thuở vẫn
là do chưa giải phóng xong mặt bằng.
Theo phản ánh, thực hiện dự án có 68 hộ
dân bị ảnh hưởng buộc phải giải tỏa mặt bằng. Chua chát thay, tại nhiều gia
đình, mảnh đất đã được chuyển sang thế hệ thứ hai, thứ ba (đời con cháu) mà dự
án vẫn tắc nghẽn.
Chủ đầu tư cho biết, mấu chốt là giữa
chính quyền địa phương và các hộ dân chưa thống nhất trong việc xác định chỉ
giới, nguồn gốc đất chứ không phải về vấn đề giá đền bù. Còn phía người dân thì
khẳng định, việc đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không được
đền bù, không được hỗ trợ là điều phi lý. Tới 26 hộ dân cho rằng họ bị “lấy
trắng” đất (không được đền bù cũng không được hỗ trợ).
Khoan bàn đến đúng - sai. Chỉ riêng việc
“ngâm” dự án đến 30 năm, hàng thế hệ người mỏi mòn trông chờ một tuyến đường
hoàn thiện, chẳng phải đã là một điều quá đáng lắm hay sao? Điều đó chẳng khác
gì một sự đày ải về mặt tinh thần lẫn thể chất với những người dân trong cuộc:
những người tham gia giao thông và những người dân hai bên đường.
Và nên nhớ, giao thông ứ trệ, thì hệ luỵ
kéo theo là chi phí cơ hội về phát triển kinh tế bị đánh mất là không đo đếm
được.
Đó là chưa kể, với một tuyến đường
“huyết mạch” như thế này tồn tại ngay giữa thành phố, chính quyền địa phương
cần phải xem lại trách nhiệm của những người liên quan khi đã khiến bộ mặt của
một đô thị loại II trở nên “lem luốc”.
Vì sao tới 9 đời chủ tịch mà vẫn không
thể giải quyết nổi một đoạn đường? Do cơ quan chức trách không đủ khả năng,
không đủ năng lực hay do là do “tắc trách”, vô cảm?
Thật trớ trêu thay, đoạn đường lại mang
tên Nguyễn Công Trứ - một nhà thơ, một vị quan nổi tiếng khảng khái, gần dân và
chăm lo cho dân.
Vậy mà, nay dân chúng phải đọc chệch tên
thành đường “Nguyễn Cứ Trông” - trông chờ mãi chẳng biết đến bao giờ. Than ôi!
Ai mà nghĩ “quan nhất thời, dân vạn đại”?!
Cần phải tìm cách làm ngay con đường này
Trả lờiXóa