NHẬN DIỆN NHỮNG BÀI VIẾT PHẢN ĐỘNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Trần Tâm
Hiện nay, trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ hiện đại nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chúng ta không khó để
có thể đưa tin, bài đăng trên các trang, mạng xã hội facebook, zalo..
. Tuy
nhiên, CNĐQ và các thế lực thù địch đã sớm tận dụng khai thác tối đa phương tiện
này để chống phá cách mạng nước ta và điều nguy hại là đối tượng hướng đến - những
người sử dụng mạng xã hội lại chủ yếu là giới trẻ. Để tránh việc chúng ta vô
tình tham gia vào các trang mạng, nhóm phản động trên mạng xã hội gây hậu quả xấu
ngoài ý muốn hoặc đấu tranh chống lại chúng,
chúng ta cần nắm chắc một số đặc điểm nhận dạng các bài viết phản động
trên mạng xã hội như sau:
1- Tên các bài viết thường được giật (đặt tên) bằng những tít
giật gân, mang tính khẩu hiệu hô hào nhằm thu hút sự chú ý của bạn đọc như:
“góp ý”, “thỉnh nguyện thư”, "Lời kêu cứu", "Vì tổ quốc",
"Vì dân", "fomosa hay là dân"...vv.
2- Nội dung bài viết thường bắt đầu được dẫn dắt bằng sự đồng tình của người đọc kiểu như: đất nước Việt Nam anh hùng, lịch sử hàng ngàn năm bị đô hộ, Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, sửa đổi Hiến pháp là yêu cầu cấp thiết… Khi đã gây được thiện cảm với người đọc với vẻ bề ngoài “hào nhoáng” của mình, tiếp đến kẻ viết bài sẽ đưa người đọc đến với những vấn đề “nóng” trong thực tế - một phần nhỏ bé trong bất kỳ xã hội nào như: kể ra các yếu kém, thiếu sót của chính quyền; những khó khăn của nền kinh tế, tham nhũng rồi thổi phồng lên mà không đề cập tới bất cứ thành tựu nào… bằng những dẫn chứng toàn bịa đặt từ đó quy kết cho các vị lãnh đạo, quy kết vào bản chất của Nhà nước của chế độ.
2- Nội dung bài viết thường bắt đầu được dẫn dắt bằng sự đồng tình của người đọc kiểu như: đất nước Việt Nam anh hùng, lịch sử hàng ngàn năm bị đô hộ, Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, sửa đổi Hiến pháp là yêu cầu cấp thiết… Khi đã gây được thiện cảm với người đọc với vẻ bề ngoài “hào nhoáng” của mình, tiếp đến kẻ viết bài sẽ đưa người đọc đến với những vấn đề “nóng” trong thực tế - một phần nhỏ bé trong bất kỳ xã hội nào như: kể ra các yếu kém, thiếu sót của chính quyền; những khó khăn của nền kinh tế, tham nhũng rồi thổi phồng lên mà không đề cập tới bất cứ thành tựu nào… bằng những dẫn chứng toàn bịa đặt từ đó quy kết cho các vị lãnh đạo, quy kết vào bản chất của Nhà nước của chế độ.
3- Cùng một chủ đề nhưng luận điệu của các bài viết được đặt
vấn đề nhanh như súng liên thanh, nói nhiều đến mức mà nhiều người đọc ko có thời
gian để kịp tranh luận, để phân biệt đúng hay sai, trắng hay đen. Và bên cạnh
đó là hàng loạt ý kiên với nội dung kích động, đồng tình “cùng chiều” theo kiểu
“vuốt đuôi” làm cho độc giả thấy đông mà hoang mang, thấy nhiều mà tin theo.
4- Thời điểm xuất hiện các bài viết kiểu này tập trung vào việc
lợi dụng những sự kiện chính trị xã hội quan trọng (Góp ý sửa đổi Hiến pháp, Kỳ
họp quốc hội…), những khó khăn trong đời sống xã hội (Lạm phát, Thiên tai, sự cố
ô nhiễm môi trường…), những công việc lớn của quốc gia (Chống tham nhũng, Xây dựng
điện hạt nhân, Khai thác bô xít…)…
Tóm lại, khi bọn phản động khó có thể đánh vào hệ tư tưởng vững
chắc, kiên định của Đảng ta, của thế trận lòng dân, thì chúng quay ra điên cuồng
moi móc những thứ, những chuyện nhỏ xíu mà ở nước nào cũng có, xã hội nào cũng
có rồi bơm, kích, thổi... làm cho một số người tin và theo chúng, gây ra những
hậu quả tiêu cự cho xã hội, sau khi bị bắt, được giáo dục mới thấy sai. Vì vậy
khi nghe, đọc một bài viết, một video trên mạng chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ
để tránh bị kẻ thù lợi dụng tuyên truyền cho chúng hoặc vi phạm pháp luật./.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, tôi cũng nghĩ vậy
Xóa