Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

BÀI ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁ BÀI VIẾT “TẠI SAO CẦN MỘT NỀN GIÁO DỤC” CỦA PHẠM PHÚ KHẢI


BÀI ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁ BÀI VIẾT
“TẠI SAO CẦN MỘT NỀN GIÁO DỤC” CỦA PHẠM PHÚ KHẢI
Ngày 01/10/2019 đối tượng Phạm Phú Khải tán phát bài “tại sao cần một nền giáo dục cấp tiến”, kêu gọi Việt Nam cải cách giáo dục theo mô hình Hồng Kông. Đây là nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Thực chất, nó tạo dư luận xấu nhằm chống phá nội bộ ta từ bên trong; gây hiểu nhầm của người dân về nền giáo dục nước nhà.
Như chúng ta nhận thức được, trong tình hình hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn dự liệu trước những thách thức trong hoạt động giáo dục cho thế hệ tương lai. Ngày 04-11-2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghị quyết là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Ngày 04-5-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg Về việc tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều giải pháp quan trọng. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới. Ngày 05-5-2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi Công văn số 1891/BGDĐT-GDĐH tới tất cả các cơ sở giáo dục đại học để định hướng chỉ đạo về đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ năm 2018, đây sẽ là một trong các nội dung cơ bản để đánh giá, định hướng phát triển cho toàn ngành. Bên cạnh đó, một trong những thuận lợi rất căn bản để giáo dục tận dụng cơ hội phát triển là xã hội Việt Nam luôn coi trọng việc học. Chúng ta luôn được đánh giá cao trong việc tạo môi trường học tập tích cực, bảo đảm kỷ cương, nền nếp trường học và giúp học sinh có thái độ học tập tốt. Sự tham gia, khuyến khích lớp trẻ từ các bậc cha mẹ học sinh cũng là yếu tố tích cực trong việc hình thành một xã hội học tập. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên - lực lượng đóng vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục - luôn được quan tâm, đầu tư và hỗ trợ tăng cường năng lực. Các chuẩn, quy chuẩn về nghề nghiệp của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên đang được chuẩn bị ban hành. Các chuẩn, quy chuẩn đó sẽ là những công cụ hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực để có thể đáp ứng được những yêu cầu trong giai đoạn mới. Thêm vào đó, chương trình giáo dục của Việt Nam luôn đề cao việc giúp học sinh đạt được sự hiểu biết sâu sắc về những khái niệm cốt lõi và khả năng làm chủ kiến thức. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được đưa vào triển khai từ năm 2019, chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực và phẩm chất sẽ là tiền đề cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông.
Như vậy, với luận điệu xuyên tạc cho rằng “tại sao cần một nền giáo dục cấp tiến” ở Việt Nam hiện nay của đối tượng Phạm Phú Khải là hoàn toàn phản động, không nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển về nền giáo dục của Việt Nam, chúng đưa ra những nhận định rất chủ quan, thiếu căn cư để đòi cải cách giáo dục theo mô hình của Hồng Kông. Đối tượng Phạm Phú Khải đã lợi dụng vào những vấn đề khuyết điểm, thiếu sót trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của nước ta để đưa ra các luận điệu sai trái, nhất là vấn đề dân chủ trong giáo dục hiện nay.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong nhận diện, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, đặc biệt là luận điệu xuyên tạc của bài viết “tại sao cần một nền giáo dục cấp tiến” ở Việt Nam hiện nay. Trước hết, chúng ta cần tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần chủ động đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong cơ quan, đơn vị. Tạo nhận thức đúng đắn, toàn diện và đầy đủ về tính hai mặt của internet, mạng xã hội cũng như âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá của các thế lực thù địch trong cán bộ, chiến sỹ. Thứ hai, là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp trong nhận diện và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội.

                                                                                Kỵ binh bay


1 nhận xét: