Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ LÒNG TIN CỦA NHÂN DÂN VỚI ĐẢNG BẰNG UY TÍN CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAYIII CỦA ĐẢNG


Lòng tin của nhân dân đối với Đảng không chỉ do sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng mà còn được tạo nên bởi sự phấn đấu không tiếc xương máu của lớp lớp thế hệ cán bộ, đảng viên và uy tín của người cán bộ, đảng viên. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng là sự phản ánh chân thực uy tín của Đảng, của cán bộ, đảng viên đối với nhân dân. Uy tín của từng cán bộ, đảng viên được đo bằng lòng tin của quần chúng nhân dân và phải được quần chúng nhân dân thừa nhận. Uy tín này được tạo nên bằng sự nỗ lực phán đấu luyện đức, rèn tài, những hành động hữu ích cụ thể, không phải chỉ được tạo nên bởi bằng cấp, chức vụ.

Hiện nay, một số cán bộ, đảng viên được đề bạt, sắp xếp ở những vị trí trọng trách, nhưng uy tín thật sự của người cán bộ đó chưa ngang tầm với nhiệm vụ như Đại hội IX, X, XI, XII của Đảng đều nhận định: Một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều yếu kém, bất cập về trình độ chuyên môn và năng lực điều hành công việc, chưa tương xứng với cương vị và trách nhiệm được giao; một số không ít cán bộ thoái hóa về phẩm chất, chạy theo sự cám dỗ về vật chất, sống thực dụng, cửa quyền, hối lộ, sách nhiễu, tham nhũng ảnh hưởng rất xấu tới uy tín của đảng, nhà nước, nhân dân chê trách, gây cản trở lớn cho sự phát triển đất nước. Trong những trường hợp này, cấp dưới, quần chúng không tin, phục người cán bộ, đảng viên đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Đảng và Nhà nước ta. Điều này, đặt ra để nâng cao uy tín của mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng, theo dõi sự phấn đấu của họ. Đồng thời các cấp ủy đảng cần tạo những điều kiện cần thiết để cán bộ, đảng viên cống hiến, bộc lộ phẩm chất, tài năng của mình. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần củng cố, nâng cao uy tín của người cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay là: phải tích cực, kiên trì thực hiện chiến lược cán bộ đã được Hội nghị Trung ương 3, 4 thông qua, thực hiện đồng bộ từ lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và những chính sách bảo đảm lợi ích vật chất, động viên tinh thần đối với từng loại cán bộ; bổ sung và hoàn thiện các loại quy chế, văn bản pháp quy đã có, xây dựng mới các loại quy chế xác định chức trách và nhiệm vụ cho từng loại cán bộ. Tạo môi trường thuận lợi, những điều kiện vật chất, tinh thần cần thiết để cho từng cán bộ có thể cống hiến nhiều nhất cho xã hội, bộc lộ phẩm chất năng lực của mình và đánh giá đúng uy tín thật sự của từng cán bộ cụ thể; thực hiện một cách thường xuyên việc kiểm tra về uy tín của đội ngũ cán bộ, đảng viên bằng cách lấy ý kiến đóng góp của cán bộ cấp dưới, của quần chúng nhân dân một cách chân thực về từng cán bộ từ đó có phương hướng, biện pháp để cho từng cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện được tốt hơn, không ngừng nâng cao uy tín của cán bộ, đảng viên và của Đảng.
Uy tín của cán bộ, đảng viên bao giờ cũng được đặt trong mối quan hệ với uy tín của tổ chưc đảng, cơ quan, đơn vị mà người cán bộ đó hoạt động, trong toàn bộ uy tín của Đảng. Uy tín của Đảng, của tổ chức tạo cơ sở, tôn lên uy tín của từng cán bộ, đảng viên và uy tín của từng cán bộ, đảng viên lại làm tăng thêm uy tín của Đảng, cho tổ chức. Bởi vậy, tăng cường củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng bằng uy tín của cán bộ, đảng viên hiện nay rất quan trọng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước, do đó trình độ năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức của người cán bộ, đảng viên không tương xứng với cương vị công tác thì có thể dẫn đến hậu quả xấu.
Văn Tiến

1 nhận xét: