TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ NỀN TẢNG
TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,
ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN
ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1. Nhận
diện các thế lực thù địch thực hiện tấn
công nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay
Có 3 nhóm chính:
Thứ nhất: Các lực lượng thù
địch, bao gồm cả những người nghiên cứu lý luận, thực tiễn ở các nước trong cuộc
đấu tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
Thứ hai: Các lực lượng cực
đoan người Việt ở nước ngoài luôn lôi kéo, kết hợp với số
chống đối, bất mãn ở trong nước lập ra các tổ chức như Việt Tân, Việt Nam phục
quốc, Triều đại Việt...
Thứ ba: Một số cán bộ, đảng
viên (có những đảng viên đã từng giữ chức vụ trung, cao cấp trong bộ máy, hệ
thống chính trị của nước ta) suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”.
2. Một số nội dung, phương
thức, thủ đoạn chống phá chủ yếu
- Về nội dung:
Một là, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin: Sau khi
mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, nhiều nhà lý
luận tư sản rêu rao rằng, chủ nghĩa Mác lỗi thời. Ở tầm cao, họ thông qua xây
dựng lý thuyết để tấn công vào những nguyên lý của chủ nghĩa Mác; ở tầm thấp,
là những câu chuyện tiếu lâm chính trị, bôi xấu chủ nghĩa Mác - Lênin.
Hai là, đối với tư tưởng Hồ Chí Minh, các thế lực
thù địch tấn công trên hai khía cạnh: Thứ nhất, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh,
nói rằng Hồ Chí Minh không có tư tưởng; thứ hai, tuyệt đối hóa và đề cao tư tưởng
Hồ Chí Minh, tách tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ba là, chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó
tập trung vào một số nội dung như: Đòi “tam quyền phân lập”, đòi phi chính trị
hóa quân đội, phủ nhận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tấn công
vào nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đòi thực hành dân chủ theo kiểu “dân chủ tư
sản”...
Bốn là, chúng phủ nhận những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử mà chúng ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là
từ khi Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới đến nay. Chúng nói xấu, bôi nhọ Chủ
tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ của Đảng, các anh hùng cách mạng - những người đã
trở thành tấm gương thôi thúc nhiều thế hệ người Việt Nam trong sống, chiến đấu,
lao động và học tập.
- Về phương thức và cách thức chống phá của các thế lực thù
địch nổi lên một số điểm sau:
Thứ nhất, sử dụng truyền
thông đại chúng, đặc biệt là xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa
hình chuyển về trong nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chuyên
chống phá Việt Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ...)
để nói xấu Việt Nam;
Thứ hai, sử dụng Internet và
truyền thông xã hội để chống phá; lợi dụng các sai sót trong quản lý và tình
hình Biển Đông để kích động biểu tình trái phép và xuyên tạc;
Thứ ba, tổ chức các hội
thảo để xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử. Hoạt động này tuy âm thầm
nhưng tác hại thực sự rất ghê gớm;
Thứ tư, chúng tấn công vào nội bộ,
phủ nhận các thành tựu đã đạt được của địa phương, đơn vị, kích động để tấn
công vào quá khứ...
3. Một số nhiệm vụ, giải
pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch trong thời gian tới
Thứ nhất, tập trung đổi mới để nâng cao chất lượng
và hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Tăng cường bồi dưỡng và cập
nhật kiến thức, xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên lý luận chính trị đáp
ứng yêu cầu mới.
Thứ hai, tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận thực tiễn,
phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong tình hình mới.
Thứ ba, phát huy vai trò của báo chí truyền
thông. Với phương châm chủ động, kịp thời, hiệu quả. Trong chỉ đạo báo chí thời
gian qua, chúng ta đã đạt được một số kết quả, đặc biệt là đối với những vấn đề
quan trọng, phức tạp, nhạy cảm. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề cần phải tiếp
tục, từng bước điều chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt động báo chí hiện nay.
Thứ tư, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác
kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát các tổ
chức đảng, đảng viên chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, quy định của
Đảng và kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với sai phạm.
Thứ năm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, sử
dụng internet và mạng xã hội. Từ nay đến năm 2020, trong quá trình chuẩn bị đại
hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,
các địa phương cần sàng lọc các đối tượng trên địa bàn, kể cả cán bộ, đảng viên
sử dụng Internet, mạng xã hội vi phạm Luật An ninh mạng, xử lý theo quy định
của pháp luật. Khẩn trương thực hiện quy hoạch báo chí; ban hành quy định về
tạp chí, thậm chí cấp lại giấy phép hoạt động; tổng kết 02 năm thực hiện Luật
Báo chí; đề xuất sửa đổi những nội dung cần thiết...
Thứ
sáu, thành lập Ban Chỉ đạo từ
Trung ương đến các tỉnh ủy, thành ủy, xây dựng lực lượng để thực hiện việc đấu
tranh, chú ý xây dựng cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong giải quyết vấn
đề này; sử dụng con người, biên chế hiện có để thực hiện. Tổ chức lực lượng
nòng cốt tham gia lan truyền thông tin tích cực, đấu tranh phản bác lại những
thông tin tiêu cực trên Internet và mạng xã hội./.
Trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, Đảng viên phải có nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Trả lờiXóa