Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

NHIỄM ĐỘC THÔNG TIN CÒN LO NGẠI HƠN NHIỄM ĐỘC



                                                                        - Người đưa tin -
Thời gian qua, dư luận xã hội quan tâm lớn đến những vấn đề xung quanh vụ cháy ở Công ty Rạng Đông và đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do thủy ngân lan ra môi trường. Trong khi các cơ quan chức năng đang làm các biện pháp để đánh giá, xử lý tình trạng môi trường xung quanh Công ty Rạng Đông và tìm cách hỗ trợ người dân xung quanh thì xuất hiện hiện tượng nhiễu loạn thông tin.
Có thể thấy rằng, sau khi xảy ra vụ cháy thì những thông tin về khả năng ô nhiễm môi trường , mức độ ô nhiễm được đề cập ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, không thống nhất khiến người dân cảm thấy hoang mang, lo lắng.

Sau khi sự cố xảy ra, Hà Nội cho quan trắc và tuyên bố các chỉ số đang trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, ngay sau đó thông tin của Bộ Tài Nguyên môi trường lại đưa ra thông báo khác với Hà Nội và nhấn mạnh môi trường đã bị ô nhiễm với mức độ hàng chục lần. Điều này khiến cho người dân cảm thấy hoang mang và nhiều người đã đưa người nhà đi nơi khác để tránh bị ảnh hưởng.
Tiếp theo đó, Viện Hàn Lâm tiến hành trắc nghiệm một cách độc lập với tư cách là bên thứ ba và kết quả là trong ngưỡng an toàn. Với kế quả này, Bộ Tài Nguyên đáng lẽ cần một lời cải chính tuyên bố của mình trước đó, nhưng Bộ Tài nguyên lại âm thầm, lặng lẽ rút lại những bài viết, thông tin lần trước mà không hề có lời đính chính với người dân. Chính điều này đã khiến cho người dân càng hoang mang và hoài nghi về tình trạng ô nhiễm môi trường.
Có thể thấy rằng, khi một vụ việc xảy ra thì việc đưa những thông tin, bài viết liên quan đến người đọc là điều rất cần thiết và đáng hoan nghênh. Từ vụ việc Công ty Rạng Đông, gần như các cơ quan báo chí hoạt động theo kiểu mạnh ai nấy làm, ai biết tin gì thì đưa và phân tích, bình luận vấn đề theo hướng chủ quan của cơ quan báo chí. Thành ra mỗi khi gió đổi chiều, thông tin trên báo chí lại xung đột, không thống nhất, gây hỗ loạn, khi thì trách Hà Nội vô trách nhiệm, giấu diếm thông tin, khi thì quay sang chỉ trích Bộ Tài Nguyên… Và thậm chí, có một số báo nhảy vào khai thác chuyện bán nhà, dọn nhà của các hộ dân xung quanh tạo nên một tâm lý khiếp đảm cho người dân.
Nhiễm độc thủy ngân thì chưa thấy đâu nhưng rõ ràng nhiễm độc thông tin thì có và rất nghiêm trọng, sự nhiễm độc thông tin đang khiến cho người dân cảm thấy hoang mang, lo lắng ăn ngủ không yên. Qua vụ việc này, mong rằng việc đưa thông tin đến người đọc cần có lập trường nhất quán và thống nhất trong đưa tin và tránh đưa những bình luận, đánh giá chủ quan khiến người dân bị nhiễm độc thông tin./.



1 nhận xét: