Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM - VAI TRÒ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN




 Trên trang Bauxite Việt Nam ngày 12 tháng 9 năm 2019 có bài viết “Mặt trận Tổ quốc – Lợi ít hại nhiều” của đối tượng Nguyễn Đình Cống. Bài viết được thể hiện dưới cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan, cố tình xuyên tạc, phủ nhận vài trò, chức năng nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho rằng “nên giải tán MTTQ vì tổ chức và hoạt động của nó mang lại cho dân tộc lợi ít, tốn kém nhiều, hiệu quả âm”; kêu gọi ủng hộ, xóa bỏ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mục đích chính là nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Mặt trận Tổ quốc có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ nhân dân thực hiện việc hiệp thương và phối hợp thống nhất hành động giữa các thành viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh. Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận khẳng định mà do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận:
- Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước:
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Bản Chỉ thị đã đề ra những nội dung cơ bản về tính chất, nhiệm vụ và những biện pháp xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất trên cơ sở phân tích hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, đặc biệt là mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Bản Chỉ thị đã xác định Hội Phản đế Đồng minh phải bảo đảm tính công - nông, đồng thời phải mở rộng tới các thành phần trong dân tộc để Mặt trận thực sự là của toàn dân và nhấn mạnh: "Giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công".
Hội Phản đế Đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam ra đời đã gây được cao trào phản đế mạnh mẽ trong cả nước, có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng trong quá trình tổ chức và xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Đó là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu suốt trong một thập kỷ, đó cũng là cống hiến vĩ đại về lý luận và thực tiễn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, gắn phong trào yêu nước Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Từ Hội Phản đế Đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đến nay Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trải qua lịch sử 88 năm xây dựng và không ngừng phát triển, cùng với những chặng đường lịch sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam. Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam có những hình thức và tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ, nhưng đều nhằm mục đích xây dựng, tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động, tạo thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc để hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo thực hiện.
- Trong sự nghiệp đổi mới đất nước:
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước với nền dân chủ ngày càng phát triển, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể ngày càng được mở rộng. Mặt trận có nhiệm vụ cao cả là tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tăng cường tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, miễn là tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới, Hội nghị lần thứ hai Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa IV, tháng 2/1995) đã quyết định mở cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" và ban hành Thông tư số 04-TT/MTTW, ngày 3/5/1995 để hướng dẫn thực hiện cuộc vận động.
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" năm 2002 đổi tên là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" là cuộc vận động của thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới công tác Mặt trận. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho các cuộc vận động, các phong trào yêu nước, các chương trình kinh tế - xã hội được thực hiện tốt hơn nhờ việc phối hợp giữa chức năng quản lý của Nhà nước với vai trò làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng từ khu dân cư, xây dựng cơ sở vững mạnh về mọi mặt làm nền tảng vững chắc cho công cuộc đổi mới đất nước. Đây là cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện và toàn quốc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm cùng Đảng và Nhà nước phát huy ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy mọi tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể và của cả cộng đồng, tạo thành sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động góp phần quan trọng vào việc thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ tự quản ở cơ sở với phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Đồng thời với hai cuộc vận động lớn trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp, gắn kết với các cơ quan, các tổ chức thành viên phát động và triển khai nhiều phong trào, như: "Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”; phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng”; phong trào "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; phong trào “Vì nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Thanh niên tình nguyện”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu,  nước mạnh, xã hội công bằng,  dân chủ, văn minh”;  phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phong trào “Nêu gương sáng, hiến công, hiến kế vì quê hương đất nước”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, sống tốt đời - đẹp đạo”; phong trào “Xây dựng chùa cảnh tinh tiến và tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện”; phong trào “Xây dựng xã hội học tập”; phong trào “Hiến máu nhân đạo”...
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp triển khai góp ý với các cấp ủy đảng, tổ chức đảng các nội dung, gồm: Dự thảo nghị quyết, chỉ thị và các văn bản của Đảng có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng trước mỗi kỳ đại hội; việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đảng, cấp ủy, tổ chức đảng; mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên với nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp, dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản pháp luật trái Hiến pháp và pháp luật. Tham gia xây dựng, ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch dưới luật.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát huy vai trò của mình trong việc tham gia góp ý vào các dự án luật, trong đó chủ yếu là những dự án luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và về tổ chức bộ máy nhà nước. Tham gia góp ý vào các chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh toàn khóa và hàng năm của Quốc hội, trước khi Quốc hội xem xét quyết định. Chủ động đề xuất với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể chế hóa những nội dung liên quan đến việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế
Với phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, hoạt động đối ngoại nhân dân của Ủy ban Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên ngày càng được tăng cường và đổi mới, đúng định hướng, có trọng tâm, mở rộng về địa bàn, lĩnh vực, đa dạng về đối tượng, góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác cùng phát triển của Đảng và Nhà nước, tạo thuận lợi cho quá trình đổi mới toàn diện đất nước, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

1 nhận xét: