ĐS
"Bất tuân dân sự" - lịch sử và sự biến
tướng.Thực
chất đây là quan điểm cực đoan, "vô chính phủ" của một kẻ vốn là phạm
nhân (H.D. Thoreau viết tập tiểu luận này nhằm biện minh cho việc ông ta phải
ngồi tù ở bang Massachusetts vì tội không đóng thuế). Mặc dù ở thời điểm ra
đời, tác phẩm của H.D. Thoreau không gây được sự ảnh hưởng nào, nhưng sang thế
kỷ 20, tư tưởng về một cuộc "cách mạng hòa bình" của ông được một số
nhà hoạt động chính trị lợi dụng phát triển thành phương pháp đấu tranh bất bạo
động như phong trào "Satyagraha" của Mahatma Gandhi đấu tranh giành
quyền lợi cho người Ấn Độ ở Nam Phi (năm 1914) và giành độc lập cho Ấn Độ từ
thực dân Anh (năm 1947); phong trào đấu tranh dân quyền ở Mỹ của Martin Luther
King (thập niên 60 thế kỷ 20); phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc
(chủ nghĩa Apartheid) ở Nam Phi của Nelson Mandela...
Như
vậy, “bất tuân dân sự” khi được sử dụng trong tay chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản động quốc tế đã trở thành một thủ đoạn phản cách mạng nhằm chống phá,
lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ chính trị ở những nước tiến bộ, không cùng
"quỹ đạo" với chúng.
Nhận
diện bản chất
Hiện
nay, có nhiều quan niệm khác nhau về "bất tuân dân sự" nhưng thực
chất “bất tuân dân sự” là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi
phạm một cách cố ý và có ý thức đối với một số đạo luật nhất định
nhằm cản trở quá trình thực thi chính sách, luật pháp của nhà nước; là hình
thức phản kháng bất bạo động, gây áp lực buộc nhà nước phải thay đổi chính
sách, luật pháp, thậm chí lật đổ chính quyền; bản chất là hành vi vi phạm pháp
luật.
Đẩy
lùi những chiêu trò “bất tuân dân sự” ở Việt Nam
Ở
Việt Nam, hoạt động "bất tuân dân sự" đã diễn ra từ nhiều năm trước,
có nguy cơ trở thành "phong trào" nguy hại trực tiếp đến an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội nếu không nhận diện và đấu tranh kịp thời...
Để đấu tranh làm thất bại
"bất tuân dân sự", cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau
đây:
Tích
cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn hóa "thượng
tôn pháp luật" cho mọi công dân.
Tiếp
tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước;
nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính
của cơ quan hành chính các cấp, nhất là ở cơ sở.
Đẩy
mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, trong
sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, tài
nguyên, môi trường...
Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa