Văn Minh
Theo kết quả
bầu chọn tại khóa họp thứ 73 Đại hội đồng LHQ công bố tối 7-6, Việt Nam nhận
192/193 phiếu, tức gần tuyệt đối. Điều này đồng nghĩa Việt Nam nhận sự ủng
hộ vượt xa mốc tối thiểu 129/193, và chính thức trúng cử vào ghế ủy viên không
thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. “Việt Nam trở thành thành viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là một vinh dự lớn lao, khẳng định
đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, song cũng là trách nhiệm
hết sức nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết mình để hoàn thành trọng
trách mà cộng đồng quốc tế giao phó. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng
HĐBA LHQ
là cơ quan chính trị quan trọng nhất của LHQ, gồm 15 thành viên. Cơ quan này có
5 thành viên thường trực gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc. Trong khi số
thành viên thường trực này cố định, 10 thành viên không thường trực còn lại sẽ
được bầu luân phiên và có nhiệm kỳ 2 năm. Kết quả này phản ánh sự tín nhiệm của
cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam, và ngược lại cũng là thành quả xứng đáng của
Việt Nam sau quá trình dài vận động và đóng góp vào hòa bình, an ninh thế giới
- những nhiệm vụ cốt lõi của HĐBA.
Thế nhưng trước đó, như Thanh Niên đưa tin, tại Đối thoại
Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31.5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã
dùng từ “xâm lược”, “chiếm đóng” để
nói về việc quân tình nguyện Việt Nam sang trợ giúp Campuchia thoát khỏi chế độ
diệt chủng Khmer Đỏ năm 1979.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại
giao chiều ngày 6 tháng 6 năm 2019, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc này,
bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan liên quan đã
giao thiệp chính thức và không chính thức với đối tác Singapore. Chúng tôi đã
có công hàm gửi tới Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội. Tôi tin rằng phía
Singapore hiểu rõ thông điệp của chúng ta”.
Bộ Ngoại
giao Việt Nam ngày 4 tháng 6 cũng đã lên tiếng phản bác lại phát biểu của ông
Lý, cho biết Việt Nam “lấy làm tiếc” về những nội dung “phản ánh không
khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không
tốt đến dư luận” của ông Lý. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhấn mạnh, đóng góp và
hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng
của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16.11.2018, Toà án đặc
biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) cũng đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng
chống nhân loại của Khmer Đỏ. Việt Nam - Singapore cũng đã là một tấm gương về
vượt qua nghi kỵ, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Vì vậy, hạt sạn trên
là không thể giải thích hay biện minh, dù kiên nhẫn đến mấy, cũng không thể
không lên tiếng phản bác mạnh mẽ vì nó không chỉ làm đau nỗi đau đã khép của
quá khứ, mà còn làm tổn thương tình cảm tốt đẹp, tin cậy đang có hiện nay, qua
bao công sức hai bên và ASEAN nữa.
Như vậy có thể thấy với kết quả Việt Nam
được bầu vào ủy viên không thường trực
HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, là một minh chứng cho quá trình phấn đấu không mệt
mỏi, cũng như khát vọng yêu chuộng hòa bình của Đảng, Nhà nước, Nhân dân và của
cả Dân tộc Việt Nam đã được thế giới công nhận. Điều đó cũng giống như một “cú
tát” mạnh mẽ vào lời phát biểu của ông Lý Hiển Long khi ông là một nguyên thủ
quốc gia, là một con người chính trị, nhưng lại cố tình không nhìn nhận đúng lịch
sử, phản ánh sai sự thật, cổ súy cho một chế độ chế độ “diệt chủng
Khmer Đỏ năm 1979”, mà ở
đó “các thế lực ấy” đã không còn tồn tại “tính người”, mà chỉ là “cỗ máy của một
con thú say mồi” đã giết hại hàng triệu đồng loại vô tội, để lại những “cánh đồng
xác” sau khi chế độ diệt chủng ấy bị tiêu diệt và sụp đổ. Thật đáng tiếc cho một
con người được “thừa hưởng di sản” của cha ông để lại nhưng kỳ thực lại chỉ là “một
con người đáng bị khinh bỉ” trong thời đại mới vì hòa bình, độc lập dân tộc, vì
sự tiến bộ của nhân loại. Đây cũng là điều mà những ai còn mơ hồ ảo tưởng, luôn
mong dựa dẫm vào các thế lực ngoại bang để mong làm thay đổ cuộc sống cũng như
phát triển đất nước này mà quên đi điều cốt lõi là hãy tự cứu lấy chính mình
trước khi được người khác cứu, “không có gì quý hơn độc lập, tự do, hạnh phúc”.
Giá trị ấy ngày hôm nay chúng ta đang hưởng và đang chuyển hóa từng bước trở
thành hiện thực. Nhưng giá trị ấy đã được đổi bằng bao sương máu, tính mạng của
cả dân tộc. Vậy mà đến một ông thủ tướng như Ông Lý Hiển Long vốn không thù oán
gì với Việt Nam cũng cố tình phát biểu sai sự thật lịch sử, phải chăng đó là vì
âm mưu, mục đích đen tối khác làm cho mỗi chúng ta, những con người Việt Nam
yêu nước chân chính phải xem xét và suy nghĩ về “ ông ta”./.
Đây là cái tát mạnh mẽ vào những kẻ xuyên tạc sự thật
Trả lờiXóa