Biển Đông có giá trị
vô cùng to lớn, là cửa ngõ, là con đường để chúng ta vươn lên sánh ngang với
các cường quốc Năm Châu như mong ước của Bác. Đảng ta đã xác định chủ trương
phát triển kinh tế Biển: “Việt Nam phải trở thành một quốc gia Biển, phải mạnh
lên từ Biển, vươn ra Biển, làm giàu từ Biển”. Vấn đề đặt ra cấp thiết hiện nay đối
với nước ta là việc giữ vững chủ quyền, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để
từng bước giành lại chủ quyền hợp pháp của mình với những đảo đã bị chiếm giữ
trái phép. Đặc biệt, xung quanh vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã có
nhiều ý kiến thắc mắc, có người không nhận được câu trả lời thỏa đáng, thậm chí
bị các thế lực thù địch xuyên tạc dắt mũi để kích động chống phá gây khó khăn
thêm cho công cuộc giữ nước hoặc vô tình tiếp tay cho kẻ thù có thời cơ chiếm
thêm lãnh thổ nước mình.
Lược sử vấn đề Hoàng
Sa, Trường Sa, cho thấy kể từ lần thứ nhất năm 1946, trong tình thế đất nước ta
ngàn cân treo sợi tóc trước sự trở lại của người Pháp và đó cũng là lúc Liên
Hiệp Quốc yêu cầu người Trung Quốc (đó là 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch) đến
giải giáp quân Nhật. Lúc đó, khoảng trống có lợi cho Trung Quốc, họ cũng tranh
thủ chiếm luôn đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (thuộc quần
đảo Trường Sa). Năm 1949, Trung Quốc giải phóng, thành lập nước Cộng Hòa Nhân
Dân Trung Hoa, họ đã tiếp tục lộ rõ ý đồ chiếm các đảo của Việt Nam.
Lần thứ hai vào năm
1956, sau hiệp định Geneva, người Pháp phải rút đi, để lại quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa cho chính quyền tay sai Mỹ tiếp quản, quân đội Ngụy lúc này chưa
mạnh, chưa có tàu nên Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ phần phía đông của quần
đảo Hoàng Sa.
Lần thứ ba là năm 1959
họ ra đòn nhưng không thành công. Trung Quốc mang quân qua chiếm nốt phần phía
tây của quần đảo Hoàng Sa nhưng Ngụy quân VNCH đã có mặt ở đó.
Lần thứ tư là năm
1974, Trung Quốc mang quân tấn công phần phía tây quần đảo Hoàng Sa đang do
quân đội Ngụy VNCH quản lý. Trung Quốc đã thoả thuận với chính quyền Nixon một
cuộc mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam, thể hiện trong Thông cáo
Thượng Hải. Theo đó, Trung Quốc mưu toan dùng “con bài Việt Nam” để ngoi lên
địa vị một cường quốc lớn, bình thường hoá quan hệ Trung - Mỹ và giải quyết vấn
đề Đài Loan. Còn chính quyền Nixon có thể cứu vãn và khôi phục địa vị trên thế
giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt
đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Do vậy, chính quyền Nixon
đã không có bất cứ động thái nào đáp ứng lời cầu cứu của chính quyền VHCH khi
quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm lược. Đã vậy, Mỹ còn trực tiếp can thiệp
không cho Thiệu dùng không quân tại Đà Nẵng ra đánh chiếm lại Hoàng Sa. Đại sứ
Mỹ tại Sài Gòn đe dọa cắt viện trợ, buộc Thiệu phải thu hồi lệnh.
Ngày
14/3/1988, quân đội chúng ta vẫn đang làm nhiệm vụ thời chiến ở biên giới Tây
Nam và phía Bắc. Thời điểm đó, chúng ta cũng bị cấm vận bốn bề, bị bao vây cô
lập không khác gì Triều Tiên hiện nay khi chỉ có 13 nước ủng hộ ta, còn lại đều
lên án ta xâm lược Campuchia do nghe theo Mỹ và Trung Quốc tuyên truyền. Thời
cơ đó Trung Quốc đã đưa quân vào chiếm đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.
Đảng ta đã nhận định:
“Độc chiếm Biển Đông là âm mưu xuyên suốt các đời lãnh đạo Trung Quốc”. Từ năm
1946 đến nay Trung Quốc đã 5 lần đánh chiếm đảo của ta trên Biển Đông. Ngày
nay, Trung Quốc còn âm mưu đó không hẳn ai cũng rõ. Tham vọng đường lưỡi bò và
quân sự hóa Biển Đông là một minh chứng nhưng ít ai biết rằng Lãnh đạo Trung
Quốc đã hỏi Tướng lĩnh Quân giải phóng Trung Quốc: “Nếu đánh chiếm toàn bộ
Trường Sa thì có chiếm được không, bao lâu thì chiếm được?”.
Hiện nay, Trung Quốc
đang âm mưu tạo thế, tạo lực và chờ thời để độc chiếm biển đông.
Về tạo thế, Trung Quốc
đang xây dựng thế trận liên hoàn từ Không quân, Hải quân, thế bố trí chiến lược
các lực lượng và điểm tựa trên Biển Đông, kể cả sử dụng Campuchia như 1 con bài
gây sức ép vào sau lưng Việt Nam cũng nằm trong thế trận chúng dựng lên.
Về tạo lực, Trung Quốc
đã cải tổ Quân đội, giảm vai trò của Lục quân, tập trung tăng cường phát triển
Hải quân. Quân sự hóa các đảo đã chiếm giữ, xây dựng sân bay, cảng trú cho tàu
thuyền, đưa tên lửa và ra đa lên các đảo ở Biển Đông, đóng mới hàng loạt chiến
hạm, tàu sân bay...
Về
chờ thời, họ đều tận dụng thời cơ đất nước chúng ta loạn lạc, suy yếu, bị bao
vây cô lập để đánh chúng ta. Tương lai cũng sẽ như thế, họ đợi chúng ta mất ổn
định chính trị xã hội, đất nước rối loạn kích động thế giới can thiệp cô lập.
Đó là thời cơ để ra tay. Họ có đủ thế, đủ lực nhưng thời cơ chưa đến thì họ
không bao giờ ra tay. Vì vậy, phải giữ vững hòa bình, ổn định cho đất nước,
không để xảy ra bạo loạn diện rộng để kẻ thù có thời cơ thôn tính biển đảo của
ta. Đó là lý do, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri Thành phố
Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng bào hãy yêu nước bằng cái đầu lạnh và trái tim nóng”,
có như thế thì ta mới đủ tỉnh táo, sáng suốt để đấu trí với kẻ thù. Các cụ đã
dạy: “Cả giận, mất khôn”, khi cái đầu nóng thì hành xử sao khôn ngoan được, chỉ
tạo cớ cho kẻ thù mà thôi.
Về quyết tâm của ta,
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử tri đã nói: “Mất
đảo là mất nước”. Xét ở mặt đối tượng. Ở thế đối đầu 2 quốc gia bất kỳ thì
người ta xét trên 4 mặt sức mạnh răn đe:
Về kinh tế, quy mô nền
kinh tế Trung Quốc gấp 86 lần Việt Nam, tuy nhiên, kinh tế Việt Nam hoàn toàn
không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, đòn kinh tế không răn đe được Việt Nam.
Về ngoại giao, Việt
Nam ở thế chính nghĩa, được cả thế giới ủng hộ, trừ 1 vài nước bị khống chế về
lợi ích với Trung Quốc mà có tiếng nói bất lợi cho Việt Nam. Ví dụ trong vụ
giàn khoan Hải Dương 981, cả thế giới đứng về phía Việt Nam, đó là kết quả của
cuộc đấu tranh ngoại giao và tuyên truyền quyết liệt. Về ngoại giao, trong vụ
này Trung Quốc đã thua ta.
Về chính trị, chính
trị Trung Quốc có nét tương đồng Việt Nam, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tuy
nhiên, Trung Quốc không răn đe được Việt Nam về chính trị. Bằng chứng là Việt
Nam đã đánh lại Trung Quốc năm 1979 khi Trung Quốc xâm phạm biên giới Việt Nam.
Thực tế, trong lịch sử chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa duy trì được sự độc
lập khi không chấp nhận cho Trung Quốc đem quân tới Việt Nam trực tiếp tham
chiến hoặc can thiệp vào đường lối chiến lược của mình. Có những lúc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đã từ chối nhận viện trợ của Trung Quốc nếu khoản viện trợ đó
đi kèm những điều kiện được xem là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc
đã từng đề nghị đưa cả chục vạn dân quân sang xây dựng đảm bảo toàn bộ tuyến
đường Trường Sơn cho Việt Nam nhưng Việt Nam đã từ chối dù lúc đó ta rất cần.
Ngày nay Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng từng tranh cãi trực tiếp với Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHND
Trung Hoa Hồ Cẩm Đào về chủ quyền Biển đảo. Bước vào hội nghị ông Đào nói: “Tây
Sa, Nam Sa là chủ quyền của Trung Quốc, nếu Trung Quốc không thu hồi thì nhân
dân Trung Quốc không tin vào Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng nói: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam
không giữ được chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thì nhân dân Việt Nam cũng không
tin Đảng Cộng sản Việt Nam. Đài Loan là của Trung Quốc, Trung Quốc không thu
hồi tại sao nhân dân Trung Quốc vẫn tin Đảng Cộng sản Trung Quốc?” Hồ Cẩm Đào
cứng lưỡi không biết nói gì, nhìn lên trần nhà.
Về quân sự, Trung Quốc
được đánh giá mạnh gấp 10 lần Việt Nam. Binh pháp Tôn Tử chỉ ra: “Phép dụng
binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi chì
chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao
tranh với địch. Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh”. Nhưng với Việt
Nam thì phép dụng binh này của Tôn Tử không áp dụng được vì Việt Nam chuyên
đánh với thằng mạnh gấp trăm lần mình, chứ 10 lần ăn thua gì.
Đảng ta xác
định: “Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, tập trung xây dựng Hải quân, PKKQ, thông tin tác chiến điện
tử tiến thẳng lên hiện đại”.
Với Hải quân, chúng ta
đã mua 6 tầu ngầm Ki lô 636, đặt thêm những tính năng hiện đại vượt trội, đặc
biệt là khả năng phóng tên lửa đối đất Club B có tầm bắn tới gần 280km, sức hủy
diệt vô cùng lớn, đủ để xóa sổ 1 đảo nhỏ hay đánh chìm một chiếm hạm lớn cỡ tàu
sân bay chỉ bằng 1 phát bắn, làm tê liệt căn cứ tầu ngầm, tàu mặt nước của đối
phương. Đó là lý do, Trung Quốc điên cuồng tìm cách ngăn chặn Việt Nam sở hữu
loại tên lửa này, tiếc cho Trung Quốc là hợp đồng đã được ký và tên lửa đã được
chuyển giao cho Việt Nam trước khi Trung Quốc kịp can thiệp. Bên cạnh tầu ngầm
ta trang bị nhiều tầu mặt nước có khả năng tác chiến mạnh, tốc độ cao, hỏa lực
mạnh như “Tia chớp- Molniya ” Gepard 3.9, và rất nhiều tàu tên lửa nhỏ “Ong
độc”.
Với dải bờ biển dài,
chiều sâu phòng thủ biển nằm trong tầm tên lửa bờ đó là ưu thế lớn. Chúng ta có
1 chiến hạm không bao giờ chìm đó chính là đất liền. Bộ 3 hệ thống tên lửa
phòng thủ bờ cực mạnh của Hải quân Việt Nam gồm Redut-M, 4K51 Rubezh và tổ hợp
K-300P Bastion-P, bán kính tác chiến từ 300km đến 500km. Tổ hợp K-300P
Bastion-P là hiện đại nhất, đầu đạn nặng gần 1 tấn, tốc độ bay lớn, độ chính
xác cao, uy lực cực mạnh, đủ để xé đôi một chiến hạm cỡ lớn chỉ với 1 phát bắn.
Đến nay, Mỹ vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để khắc chế loại tên lửa này.
Với PKKQ, ta có các
máy bay hiện đại Su -30 MK2 có bán kính tác chiến bao trùm Đông Nam Á, được
thiết kế chuyên tác chiến Biển, là loại tiêm kích đa năng mang bom, tên lửa đối
không và đặc biệt là tên lửa đối hải diệt tàu mặt nước hiện đại với uy lực lớn.
Về tên lửa phòng không ta có nhiều loại, nhiều tầng, nhiều lớp, hiện đại nhất
là S -300 PMU1 và tương lai sẽ trang bị hiện đại hơn.
Bên cạnh việc mua sắm
vũ khí ta cũng đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo, những năm qua ta đã cử hàng nghìn
học viên đi nghiên cứu học tập về khoa học chế tạo vũ khí ở Nga và các nước
phát triển đồng thời tiếp nhận bàn giao công nghệ, tự phát triển công nghệ chế
tạo tên lửa các loại đủ để tự chủ vũ khí hiện đại trong tương lai, đáp ứng yêu
cầu bảo vệ Tổ quốc.
Về chiến thuật tác
chiến biển:
Ta sử dụng chiến thuật
tác chiến phi đối xứng, chống tiếp cận để phát huy tối đa lợi thế địa hình của
ta. Ngoài ra ta có khả năng khống chế Biển Đông, khóa chặt đường Biển, đánh vào
hậu cần của địch. Ta biết rằng 1/3 lượng hàng hóa của thế giới đi qua Biển
Đông, 2/3 lượng hàng hóa và dầu khí Trung Quốc nhập khẩu để duy trì nền kinh tế
đều đi qua Biển Đông. Nếu thiếu dầu khí và hàng hóa 3 tháng thì kinh tế Trung
Quốc khủng hoảng. Đó cũng là lý do, “Tướng Trung Quốc báo cáo lãnh đạo Trung
Quốc là chiếm Trường Sa 1 tuần là được nhưng không giữ được. Lãnh đạo Trung
Quốc nói, chiếm không giữ được thì chiếm làm gì”.
Như vậy, thực lực quân
sự của ta không thể dùng vũ lực để thu hồi. Vậy chúng ta có thể dựa vào 1 nước
lớn khác như Mỹ để dùng vũ lực được không? Chúng ta không thể dựa vào Mỹ, lịch
sử Mỹ chỉ chuyên đi xé nhỏ các nước chứ chưa bao giờ giúp nước nào mở rộng lãnh
thổ. Chúng ta cũng không quên Mỹ đã bắt tay Trung Quốc bán Hoàng Sa ngay trên
lưng chúng ta. Mỹ cũng xui Ucraina tiêu hủy các chiến hạm hải quân, các máy bay
và tên lửa chiến lược để nhận sự bảo kê của Mỹ. Kết quả, Nga thu hồi C-rưm.
Theo đó, chỉ có 1 con
đường là đấu tranh bằng pháp lý. Muốn đấu tranh thắng lợi phải biết đợi thời cơ
để ra đòn quyết định. Quá trình chờ thời là quá trình ta xây dựng, chuẩn bị thế
và lực chứ không phải đứng yên chờ thời. Giống như Cách mạng tháng Tám 1945,
nếu nổ ra sớm, thời cơ chưa đến chúng ta sẽ thất bại. Philippines kiện Trung
Quốc thắng lợi nhưng kết quả chẳng làm gì được Trung Quốc. Trung Quốc có thể
vượt Mỹ nhưng thời điểm đó chắc chắn luật pháp quốc tế trong đó có Luật biển sẽ
có hiệu lực mạnh hơn. Tiếng nói của các nước được tôn trọng hơn. Trong khi đó
Trung Quốc cũng còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết, Trung Quốc còn vấn đề dân
tộc, vấn đề các khu tự trị, vấn đề Đài Loan... Hiện nay chúng ta cũng không thể
biết khi nào là thời cơ để chúng ta kiện Trung Quốc và ra đòn quyết định, có
thể 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa nhưng thời cơ nhất định tới, chỉ cần chúng
ta đoàn kết và tự tin, giữ cho đất nước ổn định và phát triển thì thời cơ sẽ
đến. Dùng cái đầu nóng, dùng bạo lực hay dựa hết vào ngoại bang giúp đỡ thì
chẳng những không có cơ hội thu hồi mà có thể chúng ta còn mất cả những những
đảo đang đứng chân.
Việc trang bị vũ khí, trang bị hiện đại của Việt Nam hiện nay để bảo vệ chủ quyền là rất thiết thực
Trả lờiXóa