Hội nghị lần thứ Tư, BCHTW Khoá
XII nhận định hậu quả của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay là: làm
tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nếu không
bị ngăn chặn, đẩy lùi, thì đây sẽ “là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong
của Đảng và chế độ. Điều đó cho thấy phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái
trong cán bộ đảng viên hiện nay là hết sức cấp thiết, quan trọng.
Suy thoái tư tưởng chính trị được hiểu là sự biến đổi về
phẩm chất chính trị của mỗi người theo chiều hướng xấu, từ chỗ nể nang, ngại va
chạm, ngại khó, ngại khổ, lười học tập lý luận chính trị... dần dần đi đến xa
rời những nguyên tắc, tôn chỉ, mục đích của Đảng, giảm sút niềm tin, phai nhạt
lý tưởng cách mạng. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị thường diễn ra từ từ,
thầm lặng, trong một quá trình dài với những mức độ khác nhau, thể hiện ở nhận
thức, thái độ, lời nói, hành vi của con người. Suy thoái đạo đức, lối sống là
sự xuống cấp về đạo đức, thay đổi lối sống theo hướng tiêu cực, phá vỡ các
chuẩn mực đạo đức và những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu của tình trạng suy thoái ở một bộ
phận cán bộ, đảng viên trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó
thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân. Do vậy, muốn ngăn chặn,
đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống phải
bắt đầu từ việc cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa”. “Tự soi, tự sửa” là mỗi
người tự kiểm điểm, tự soi lại mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm
khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa chữa.
Việc “tự soi, tự sửa” đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải
có tính tự giác, thật thà và trung thực, nhất là khi “tự soi, tự sửa” những hạn
chế, khuyết điểm của bản thân. Các biểu hiện suy thoái, nhất là suy thoái về tư
tưởng chính trị thuộc phạm trù ý thức, nó ẩn khuất, ngấm ngầm trong suy nghĩ,
trong tư tưởng con người, nhiều khi được che đậy kín đáo, rất khó phát hiện,
nếu cán bộ, đảng viên không nghiêm túc và tự giác “tự soi” mình thì việc “tự
sửa” sẽ khó mang lại kết quả.Việc “tự soi, tự sửa” phải được tiến hành một cách
chủ động, ngăn chặn từ xa, đẩy lùi từ sớm, ngay từ khi nó bắt đầu xuất hiện
trong suy nghĩ, trong hành động của mình và điều quan trọng là phải thực hiện
thường xuyên như “ngày nào cũng ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn”.
Ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết đòi hỏi
tính tự giác, “tự soi, tự sửa” của bản thân
mỗi người. Song, để việc “tự soi, tự sửa” đạt hiệu quả cao hơn, cần có môi
trường tốt để cán bộ, đảng viên phát huy tính tự giác của mình, đó là chi bộ
thực sự vững mạnh, đoàn kết. Chi bộ là nơi cán bộ, đảng viên hàng ngày tiếp xúc
với nhau, đối diện với nhau; ở đó, cái tốt, cái chưa tốt, cái tích cực, cái
tiêu cực đều được bộc lộ rõ. Do đó, trong sinh hoạt chi bộ cần chấp hành và
phát huy cao độ nguyên tắc tập trung dân chủ; người đứng đầu cấp ủy thực sự là
“thủ lĩnh”, gương mẫu trong mọi việc, nhất là đi đầu trong việc “tự soi, tự
sửa”; xây dựng tập thể cấp ủy đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành động;
đội ngũ đảng viên luôn chân thành và cởi mở, sẵn sàng chia sẻ, quan tâm lẫn
nhau trên tinh thần thương yêu đồng chí, thì mọi khuyết điểm, dù nhỏ nhất sẽ
được mọi người chia sẻ để cùng nhau sửa chữa, khắc phục…
“Tự soi, tự sửa” là công việc đầy khó
khăn, đó là một cuộc đấu tranh, giữa tình cảm và lý trí, giữa sự cầu thị và
tính bảo thủ, giữa mặt tốt và mặt xấu trong mỗi con người. Do đó, mối cán bộ,
đảng viên phải có dũng khí để vượt qua chính mình./.
NGUYỄN QUỐC
Bài viết rất hay và rất ý nghĩa
Trả lờiXóa