Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

NGƯỜI BIỂU TÌNH LÀ AI?


                                           Đức Thắng
Nhiều người trả lời nhanh: Là nhân dân yêu nước!
Thật ra, trong các cuộc biểu tình trên toàn thế giới đều có 3 dạng người tham gia.

Dạng thứ nhất: Công dân có trách nhiệm với cộng đồng, có trách nhiệm với chính bản thân họ. Họ muốn biểu thị ý kiến với chính quyền bằng sức mạnh của đám đông. Dạng người này đi biểu tình với trạng thái ôn hòa, bất bạo động, không đối đầu với chính quyền. Khi tham gia biểu tình, họ không dùng bạo lực, không kích động bạo lực và không muốn vị phạm luật pháp để trở thành tội phạm
 (Lưu ý: Ở Việt Nam chưa có luật biểu tình. Vì vậy tụ tập gây mất trật tự an ninh là vi phạm luật)
Dạng thứ hai: Kẻ ham vui. Họ tham gia biểu tình vì cảm thấy "cũng vui vui nên tham gia chứ có biết gì đâu". Dạng này thuộc về các nhóm ba phải.
Dạng thứ ba: Biểu tình với mưu đồ lật đổ chính quyền đương nhiệm để thành lập một chính quyền theo ý họ. Họ cuồng nhiệt tham gia để có cơ may được một chân gì đó trong cái chính quyền mộng mị của họ. Nói cách khác, họ là những kẻ "hành động mưu phản", gọi tắt là "phản động". Chính họ là những kẻ châm ngòi, kích thích để dạng thứ nhất và thứ hai nẩy mầm biểu tình. Là yếu tố chính tạo nên cuộc biểu tình nên họ rất điên cuồng. Khi xảy ra biểu tình, hầu hết những kẻ này mong muốn biến biểu tình thành bạo loạn. Họ dùng mọi thủ đoạn để thúc đẩy nhóm người thứ 2 khiêu khích lực lượng bảo vệ an ninh trật tự như chửi mắng, xịt hơi cay, ném gạch đá... thậm chí, họ còn ném bom vào đám đông biểu tình để vu vạ chính quyền đàn áp.
Dạng người thứ nhất và thứ hai luôn luôn và luôn luôn vô tình trở thành công cụ cho dạng người thứ ba. Nếu không có sự kích thích của dạng người thứ ba thì dạng người thứ nhất và thứ hai không tề tựu thành cuộc biểu tình.
Một số người cho rằng, do chính quyền đương nhiệm không làm hài lòng người dân nên xảy ra biểu tình. Đó ngụy biện!
Bởi vì, ở những quốc gia trên toàn cầu, các chính quyền đương nhiệm vẫn bị các đảng đối lập kích động biểu tình với âm mưu lập một chính quyền theo ý họ. Đó là quy luật bất biến của biểu tình.
Về phía chính quyền:
Khi xảy ra biểu tình, bất kỳ một chính quyền nào cũng đi theo một quy trình: Bảo vệ tính mạng người biểu tình ở dạng thứ nhất, đồng thời canh chừng người biểu tình quá khích, đề phòng bạo động và đề phòng vu vạ.
Việc bắt giữ để cách ly những phần tử có hành vi quá khích, có biểu hiện kích động biểu tình thành bạo loạn là việc làm cần thiết của những người bảo vệ tính mạng người dân. Việc bắt giữ để cách ly này được các phần tử quá khích vu vạ là trấn áp.
Hãy tự hỏi, vì sao có rất nhiều người đi biểu tình nhưng chỉ có 1 số ít bị cách ly khỏi cuộc biểu tình?
Hãy tự đặt mình vào vị trí chính quyền, bạn sẽ làm gì khi xảy ra biểu tình?
Đừng tin mù quáng vào những kẻ mong muốn lật đổ chính quyền!
Đừng tin mù quáng vào chiêu trò vu vạ chính quyền đàn áp biểu tình của những kẻ mong muốn lật đổ chính quyền!
Đừng hoang phí 1 ngày lao động chân chính trị giá 15 USD của bạn để góp sức vào mục đích không lành mạnh của những kẻ cơ hôi chính trị! Hãy tận dụng ngày công đó gởi từ thiện cho dân nghèo!
Tôi cũng đã từng tham gia biểu tình phản đối dàn khoan 981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Sau khi phát hiện lòng yêu nước của mình bị các thế lực xấu lợi dụng, tôi không bao giờ tham gia biểu tình nữa./.

1 nhận xét:

  1. Mỗi người dân Việt Nam cần tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không để chúng lợi dụng, lôi kéo, kích động tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.

    Trả lờiXóa