Xét trên
phương diện lý luận và thực tiễn, tôn giáo là một vấn đề lớn đối với các quốc
gia, nhưng cũng hết sức nhạy cảm. Bởi nó liên quan đến đời sống tâm linh, thế
giới quan, ý thức xã hội của nhiều nhóm người khác nhau và có quan hệ chặt chẽ
với chính trị - pháp lý trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó có thể bị
chính trị hóa và dễ bị các thế lực lợi dụng, biến thành công cụ đấu tranh chống
đối nhau trong chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia. Chính vì thế,
ngay từ khi đặt chân vào Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc đã tính toán đến âm mưu
lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Chúng nhìn nhận tôn
giáo ở Việt Nam như một lực lượng chính trị có thể “đối trọng” với Đảng Cộng
sản Việt Nam và đang hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong các tôn giáo cả
về tinh thần và vật chất, phục vụ cho âm mưu sử dụng tôn giáo làm lực lượng
thúc đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hoá” nhằm làm thay đổi thể chế chính trị ở
Việt Nam. Chính sự hậu thuẫn này là nhân tố kích động số phần tử quá khích
trong tôn giáo có thái độ thách đố với chính quyền, như việc chúng có ý đồ
thành lập “Ủy ban liên tôn chống cộng”, tìm cách mua chuộc, lôi kéo các giáo
sĩ, tín đồ các tôn giáo, tụ tập đông người, xúi giục biểu tình, gây rối dẫn tới
bạo loạn để thực hiện mục đích chính trị phản động.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch luôn xác định vấn đề “tự do tôn giáo” là hướng ưu tiên chính trong
chính sách đối với Việt Nam, chúng tìm mọi cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản
lý của Nhà nước ta bằng việc tìm cách ủng hộ và thông qua các đạo luật mang
tính pháp lý nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt động can thiệp, chống phá;
tạo được sự dung túng, giúp đỡ lực lượng phản động trong tôn giáo người Việt ở
nước ngoài nằm trong các tổ chức hoạt động chống Việt Nam; đồng thời, hỗ trợ,
kích động và chỉ đạo các đối tượng cực đoan, phản động trong tôn giáo ở trong
nước tổ chức các hoạt động chống phá. Các công cụ, phương tiện tiến hành
hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam rất đa dạng. Nhiều hội
nhóm được lập ra cả ở trong và ngoài nước, như: Việt Tân, Cao trào Nhân bản,
Đảng Dân chủ Việt Nam, Hội anh em dân chủ, Hội Cựu tù nhân lương tâm, Hội Phụ
nữ nhân quyền,… Dù tên gọi khác nhau, song vẫn kiểu “bình mới rượu cũ”, quanh
quẩn vài ba kẻ giật dây, điều hành, cùng mục đích chống phá, chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Hoạt động chủ yếu được thực hiện trên internet thông qua
website và các trang mạng xã hội như
facebook, WhatApp, Twitter,… để đăng tải các bài viết, hình ảnh, clip xuyên tạc
với cường độ cao, tính chất “đánh lận con đen” tung tin thất thiệt, sai lệch về
đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nhằm gây chia
rẽ nội bộ. Từ đó, các thế lực thù địch tiếp tục khoét sâu tâm lý ly khai, phá
vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết vùng miền, đoàn kết lương giáo,
đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, đoàn kết quân - dân, đoàn
kết Đảng với Nhân dân.
Như vậy, có thể thấy, âm mưu,
thủ đoạn chống phá, của các thế lực thù địch là rất tinh vi, thâm độc; hành
động quyết liệt, trắng trợn; đối tượng đa dạng, phức tạp; mục đích không thay
đổi; hậu quả khó lường. Với tinh thần cảnh giác của người dân, cùng với các
biện pháp nghiệp vụ kiên quyết của lực lượng chức năng, chúng ta đã phát hiện
và đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu, hành động nguy hiểm đó, nhưng các thế
lực thù địch không dễ từ bỏ, chúng vẫn luôn tìm mọi cách phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Để đấu tranh với mưu đồ đen tối đó, chúng ta cần thực hiện
tốt và đồng bộ một số giải pháp cơ bản, quan trọng sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng,
Nhà nước nâng
cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào theo đạo.Trong đó “Thực hiện nhất
quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không
theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp
luật. Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng
bào không theo tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng các vấn đề
dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ
nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, làm phương hại đến lợi ích chung của
đất nước” mà Đảng ta đã xác định. Đồng thời, phát huy vai trò của các
phương tiện thông tin đại chúng trong đấu tranh, nhận diện, vạch mặt những kẻ
có mưu đồ đen tối nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trên cơ sở đó,
đề cao truyền thống đoàn kết, yêu nước, tinh thần cảnh giác, trách nhiệm công
dân, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, sự đồng thuận xã hội, ý thức, trách
nhiệm cộng đồng, tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chống mọi biểu
hiện tư tưởng hẹp hòi, cục bộ, ly khai,… coi đó là yếu tố quan trọng để củng cố
và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hai là, không ngừng xây dựng,
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Đây là một trong những
giải pháp quan trọng nhằm tăng nội lực, tạo sức đề kháng trước mọi âm mưu, thủ
đoạn nham hiểm của kẻ thù. Trong đó, tuân thủ nghiêm túc những vấn đề có tính
nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo quan điểm của Đảng và
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên nền
tảng khối liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện
đại đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài; mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp
nhân dân, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; kiên
quyết đấu tranh loại trừ nguy cơ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực
hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tôn giáo;
chống kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc
hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti hoặc mặc cảm dân tộc, tôn giáo. Chủ động giữ
vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở các vùng dân tộc, tôn giáo,
bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Thực hiện nghiêm túc quan điểm mà Đại hội
XII của Đảng đã nêu: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến
lược của cách mạng Việt Nam,… tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi
ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc”.
Ba là, đẩy
nhanh phát triển kinh tế - xã hội, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần của nhân vùng dân tộc và miền núi. Theo đó, rà soát,
điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện những chính sách đã có và nghiên cứu ban hành
những chính sách mới để đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng dân tộc và công tác
dân tộc trong giai đoạn mới. Công tác dân vận cần đổi mới, tìm ra những việc
làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả hơn nữa trong tuyên truyền, vận động nhân dân
chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
tham gia giúp địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, phát
triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, phòng, chống
dịch bệnh, phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội gắn
với tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng nông thôn mới, định canh, định
cư, tạo việc làm cho lao động tại chỗ là người dân tộc thiểu số; hướng dẫn đồng
bào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và đồng bào
theo đạo… Qua đó, tăng cường sự đồng thuận giữa những người theo tín ngưỡng,
tôn giáo và những người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có
tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Bốn là, phát huy vai trò của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong thực hiện chính sách
đại đoàn kết dân tộc. Đẩy mạnh thực hiện các phong trào, cuộc vận động, biểu
dương kịp thời những tấm gương điển hình tiên tiến, “gương người tốt, việc
tốt”; động viên và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc,
chức sắc tôn giáo trong việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
trên địa bàn. Đồng thời, phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở,
các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm
minh những hành vi chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây
bất ổn về chính trị - xã hội. Kiên trì thuyết phục, vận động những người nhẹ
dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu quay về với cộng đồng; đối xử khoan hồng, độ lượng,
bình đẳng với những người lầm lỗi đã ăn năn, hối cải, phục thiện. Thực
hiện tốt công tác quản lý xã hội, nắm chắc tình hình, phối hợp với các lực
lượng, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, gần gũi, sát dân, nắm
tâm tư, nguyện vọng của đồng bào và những vấn đề xảy ra trên địa
bàn để có biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả, ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng.
Kịp thời phát hiện, giải quyết dứt điểm các “điểm nóng” liên quan đến vấn đề
dân tộc, tôn giáo, không để kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động, chống phá.
Hiện nay và trong thời gian
tới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã, đang và sẽ tăng cường
chỉ đạo, giúp đỡ mọi mặt để phát triển đạo trong các vùng dân tộc ít người, bao
gồm cả phát triển các đạo giáo mới và cả số người theo đạo, biến các tổ
chức và hoạt động tôn giáo thành các tổ chức và hoạt động chính trị chống
lại cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, thực hiện
đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trên sẽ là “bức tường” vững chắc để ngăn
chặn mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Những giải pháp này rất hay, cần thực hiện nghiêm túc
Trả lờiXóa