Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

CON BÀI CHÍNH TRỊ CỦA LÝ HIỂN LONG

                                    Đình Thế
Gần đây, bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Hội nghị thượng đỉnh Shangri-La năm nay đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trên các mạng xã hội tiếng Trung. Điều đáng nói là khi ông Lý Hiển Long thực hiện bài phát biểu này, thì tiếng Anh, ngôn ngữ chính thức của Singapore đã được ông sử dụng theo tập quán. Tuy nhiên, khi trang web của Văn phòng Thủ tướng Singapore đăng tải bài phát biểu, bản dịch chính thức tiếng Trung cũng được công bố với dụng ý không cần nói mọi người cũng rõ.

Trên thực tế, nếu chỉ đơn thuần bàn về bài phát biểu thì phát biểu của Lý Hiển Long không phải là mới. Nó phù hợp với mạch quan điểm của các quan chức chính phủ Singapore trong suốt 1 năm qua. Lập luận cốt lõi vẫn là hai bên Trung Quốc và Mỹ tốt nhất là nhượng bộ lẫn nhau và hai bên Trung – Mỹ không nên ép buộc các nước thành viên ASEAN phải lựa chọn đứng về bên nào.
Điều thực sự hấp dẫn là có hai điểm: tại sao trong số các nước ASEAN, Singapore luôn liên tiếp phát biểu thúc đẩy hai nước Trung – Mỹ giảng hòa? Và tại sao lần này Lý Hiển Long ngay khi bắt đầu bài phát biểu lại bất chấp nguy cơ gây tổn thương các nước thành viên khác khi nói về lịch sử phát triển của ASEAN?Trên thực tế, hai vấn đề này có liên quan đến nhau.
Trước tiên chúng ta hãy xem xét câu hỏi thứ hai. Nếu không phải Lý Hiển Long dành thời lượng lớn để đề cập đến, e rằng sẽ không có nhiều người nhớ rằng ý định ban đầu của ASEAN là nhằm lập “liên minh quân sự chống Cộng”, để chống lại xu thế lan rộng của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh; càng không ai có thể nghĩ rằng vào năm 2019 mà vẫn còn nghe nhắc đến lịch sử “Việt Nam xâm lược Campuchia” tại một diễn đàn quốc tế lớn.
Lý Hiển Long đương nhiên biết rằng hiện có hai quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa trong số các thành viên ASEAN; hẳn ông cũng biết rằng Việt Nam ngày nay vẫn coi việc họ đưa quân vào Campuchia là một cuộc chiến chính nghĩa. Nhưng ông cũng biết rõ những điều trên là cơ sở lịch sử để đặt cha ông và Singapore trở thành ngọn cờ ngoại giao của ASEAN. Chính vì những nỗ lực ngoại giao của ông Lý Quang Diệu trong giai đoạn lịch sử quan trọng nói trên mà ông và Singapore hôm nay mới có được quyền thay mặt ASEAN phát ngôn tại diễn đàn quốc tế.
Lần này, những chuyện cũ lại được nhắc lại. Thứ nhất là sử dụng bài học lịch sử để nhấn mạnh “dĩ hòa vi quý, hợp tác cùng thắng”, thứ hai là lợi dụng diễn đàn quốc tế để tập hợp sự đồng thuận của ASEAN về cuộc va chạm thương mại Trung - Mỹ.
Về vấn đề va chạm thương mại Trung - Mỹ, hiện nay thái độ của các nước ASEAN thực sự khá tinh tế. Một mặt, các quốc gia như Singapore và Malaysia đã cảm thấy bị ảnh hưởng bởi va chạm thương mại Trung – Mỹ và họ đều có ý khuyên Trung – Mỹ giảng hòa; mặt khác, các quốc gia như Việt Nam và Indonesia cũng “im lặng phát tài”, ra sức tiếp nhận các công ty chế tạo của nước ngoài từ Trung Quốc Đại lục chuyển sang do va chạm thương mại.  
Trong chuyện này Việt Nam đã hưởng lợi nhiều nhất. Chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm nay, quy mô đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng 81% so với cùng kỳ năm trước. Vàng và bạc thật như vậy đương nhiên khiến các nước như Việt Nam có thái độ "đầu cơ" đối với va chạm thương mại. Cùng ngày mà Lý Hiển Long phát biểu, truyền thông Singapore đã đăng một tin: “Được lợi từ va chạm thương mại Trung – Mỹ, dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Singapore sau 10 năm nữa”.
Xét riêng từ góc độ kinh tế, nói riêng, Singapore có diện tích rất nhỏ, khó có thể hưởng lợi trực tiếp từ chuyển giao chuỗi công nghiệp. Tổng lượng kinh tế của Việt Nam và Indonesia tăng lên, chỉ có thể đem lại cho Singapore tăng một phần nguồn khách du lịch và các ngành dịch vụ khác, hiệu ứng lan tỏa tích cực không rõ ràng. Về chung, mặc dù một số nước ASEAN có thể hưởng lợi từ va chạm thương mại, tăng cơ hội việc làm và xuất khẩu ngoại thương, nhưng một khi nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái do va chạm thương mại, thì môi trường ngoại thương nói chung của ASEAN cũng sẽ xấu đi, được không bằng mất.
Vì vậy, quay trở lại câu hỏi đầu tiên: tại sao Singapore thường xuyên “thúc đẩy Trung – Mỹ hòa giải”? Có điều, những cân nhắc về kinh tế chỉ là những yếu tố bề ngoài. Như ông Lý Hiển Long nhiều lần nhấn mạnh, điều Singapore lo lắng hơn là cuộc đối đầu chiến lược Trung – Mỹ theo kiểu Chiến tranh Lạnh. Nguyên nhân không có gì khác, tác động chính trị của cuộc đối đầu Trung - Mỹ sẽ làm suy yếu đáng kể vị thế quốc tế đặc biệt mà Singapore nhờ những nỗ lực miệt mài qua nhiều thập kỷ mới có được.
Kể từ khi thành lập đất nước, ông Lý Quang Diệu đã ý thức rõ ràng, là quốc gia có diện tích nhỏ nhất ở Đông Nam Á, nền tảng lập quốc của Singapore quyết  không phải là thiện chí của các cường quốc láng giềng, mà cũng không thể nhờ sức mạnh cứng của trần nhà (thực lực của bản thân), mà là quan hệ chặt chẽ với cộng đồng quốc tế và an ninh do quan hệ đó mang lại.
Nếu không thể đại diện cho ASEAN, thì Singapore không là gì cả; nếu chỉ có ASEAN, thì Singapore cũng không là gì trong ASEAN – Lý Quang Diệu đã quán triệt nguyên tắc ngoại giao này đến cực độ; cuối cùng, ông đã trở thành trung gian và người đảm bảo giữa các cường quốc bên ngoài và ASEAN, là đồng minh an ninh của Hoa Kỳ trong khu vực, là người đặt cược kinh tế của Trung Quốc và người phát ngôn ngoại giao của ASEAN, nhờ đó đã mang lại cho Singapore một vị thế ngoại giao và uy tín quốc tế vượt xa thực lực của chính mình.
Thế nhưng, với sự ra đi của ông Lý Quang Diệu, mặc dù Lý Hiển Long có ý tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát do người cha để lại, nhưng ông thiếu uy tín lịch sử và các mối liên hệ quốc tế của người cha, lại phải đối mặt với ảnh hưởng do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các đối tác trong ASEAN mang lại. Đó là chưa kể áp lực của việc đối thủ Mahathir Mohamad quay lại trường đua.
Điều không may trùng hợp là Lý Hiển Long cũng phải bắt đầu trao một bộ phận quyền lực cho cái gọi là “cốt lõi lãnh đạo thế hệ thứ tư” và bắt đầu một giai đoạn chuyển tiếp mới của chính thể đặc biệt Singapore.
Nếu Trung Quốc và Mỹ đi đến một cuộc đối đầu toàn diện vào thời điểm này, không chỉ không gian xung quanh Singapore sẽ biến mất, mà đối với một nước theo chủ nghĩa thực dụng như Mỹ, thì vị trí chiến lược của Indonesia và Việt Nam cao hơn nhiều so với Singapore. E rằng Singapore sẽ từ vai trò ngọn cờ biến thành khán giả, thậm chí có nguy cơ trở thành quân cờ. Viễn cảnh đó rõ ràng không phải là điều Lý Hiển Long muốn thấy. Vì vậy, Singapore mới liên tiếp kêu gọi một mức độ nhiều chưa từng thấy để xoay chuyển sự thù địch giữa các nước lớn trong khu vực Đông Á; thậm chí không ngần ngại sử dụng giọng điệu tâng bốc, lấy lòng để giành được sự công nhận và hiểu biết của các nước lớn.
Những người khôn ngoan thì có thể làm cho những điều nhỏ bé trở nên lớn lao và bài phát biểu của ông Lý Hiển Long là một biểu hiện của cuộc đấu tranh của Singapore, một quốc gia nhỏ vì lợi ích của chính mình trong tình hình quốc tế biến đổi liên tục. Thuật lại chuyện của ASEAN ở trung tâm Singapore dường như muốn làm rõ bộ mặt lịch sử của ông Lý Quang Diệu, nhưng nó cũng là một canh bạc trong chăn đối với Singapore và chính quyền họ Lý. Một khi sóng gió ập đến thì Lý Hiển Long và Singapore sẽ tích lũy một uy tín lịch sử mới và tiếp tục đóng vai trò điều phối viên Đông Á với tư thế siêu việt.
Bất kể thành công hay thất bại, những suy nghĩ này liệu có thể mang lại cho chúng ta những khơi gợi mới?

1 nhận xét:

  1. Không cần biết phát ngôn sai sự thật của ông Lý Hiển Long vì mục đích gì, nhưng sự thật thì không thể xuyên tạc

    Trả lờiXóa