Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

ĐẤU TRANH PHÊ PHÁN CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH - MỘT NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG VÀ CẤP BÁCH HIỆN NAY



Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa Mác và sau này là chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã trở thành đối tượng phê phán, xuyên tạc, bác bỏ của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản. Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, hoạt động chống chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục tăng cường. Vì vậy, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với hệ tư tưởng tư sản là một bộ phận quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Chính giai cấp tư sản đã ý thức sâu sắc về cuộc đấu tranh này.

Để phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, các thế lực thù địch thường viện dẫn những sai lầm, thiếu sót ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, nhất là ở Liên Xô và cho rằng chủ nghĩa Mác - Lê-nin không còn phù hợp với những đặc điểm mới của thời đại. Họ nói: "kinh tế tri thức, nền văn minh tin học không dung nạp chủ nghĩa xã hội", "chủ nghĩa Mác là sản phẩm của nền văn minh cơ khí, nó chỉ thích hợp với thế kỷ XIX chứ không dung hợp với thời đại ngày nay", "sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở một mảng lớn trên thế giới chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một sai lầm", là ảo tưởng của những người cộng sản v.v. và v.v.
Trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị phụ họa theo chúng, các nhà tư tưởng, lý luận của Đảng, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu khoa học xã hội, các trường đại học đã có những công trình nghiên cứu khoa học phê phán những quan điểm chống chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chống chủ nghĩa xã hội và chống Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ những quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng ta. Trong khi phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái chúng ta cần có những luận chứng sắc bén, đồng thời có những công trình nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ nghĩa xã hội để phản bác một cách khoa học, có sức thuyết phục cao đối với các quan điểm sai trái, thù địch. Vừa qua, sự đấu tranh, phê phán của chúng ta với các quan điểm thù địch còn tản mạn, hiệu quả chưa cao. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận sẽ đạt được hiệu quả cao, nếu trong thực tiễn chúng ta khắc phục được những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, kéo dài trong tổ chức đảng và bộ máy nhà nước;
Để khắc phục tình trạng trên, theo tôi chúng ta cần tập trung thực hiện kết quả những nội dung:
- Trước hết, các cấp ủy đảng cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, coi đây là vấn đềcó ý nghĩa chiến lược trong việc bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ, góp phần to lớn đưa sự nghiệp đổi mới của Đảng đi đến thắng lợi, thực hiện hai mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Các cấp ủy đảng cần trực tiếp chỉ đạo công tác đấu tranh tư tưởng, lý luận.
- Trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận, Đảng cần xây dựng một chiến lược và có kế hoạch, chủ động, có sự theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, thường xuyên rút kinh nghiệm. Các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội, phân công các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo từng chuyên đề, đồng thời nghiên cứu làm rõ sự sai trái của các quan điểm chống đối; kết hợp lý luận với thực tiễn để có những công trình mang tính khoa học, chiến đấu và thuyết phục cao
- Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, trao đổi, thảo luận, tranh luận, phân rõ đúng sai, phát huy tự do tư tưởng với tinh thần phê phán có lý lẽ, với những luận cứ khoa học. Những tác phẩm, những bài viết hay về chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cần được thường xuyên giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Các báo, tạp chí cần chủ động biên soạn những bài phê phán sắc bén và kịp thời những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo ta về những vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, giúp quần chúng hiểu rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch. Đa dạng hóa các hình thức tuyên tuyền, kể cả tuyên truyền miệng; đẩy mạnh tuyên truyền đối ngoại dưới nhiều hình thức; sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại như In-tơ-nét để đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực tư tưởng, đồng thời có biện pháp quản lý chặt chẽ In-tơ-nét, không để địch lợi dụng tuyên truyền chống chúng ta.
- Quản lý chặt chẽ tài liệu mật của Đảng, Nhà nước. Xử lý nghiêm những người phát tán tài liệu làm lộ bí mật nội bộ, nhất là đưa trên mạng In-tơ-nét. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 14-2-2005 của Bộ Chính trị về bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng, bảo quản thông tin, tài liệu mật trong tình hình mới.
- Kết hợp chặt chẽ giữa "chống" và "xây", trong đó cần chú ý :
Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay tuy có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng những tư tưởng sai trái chống phá Đảng ta, sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc ta của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội đã bị phê phán và nhất định thất bại. Không có thế lực nào có thể ngăn cản được sự nghiệp và mục tiêu cách mạng mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta lựa chọn.

CÁNH SÓNG

1 nhận xét:

  1. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa