Sau
Cách mạng Tháng 8 năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Với
ý chí "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ", toàn thể nhân dân Việt Nam đã nhất tề hưởng ứng Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành cuộc kháng
chiến trường kỳ, gian khổ với niềm tin tất thắng. Thực hiện đường lối kháng
chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, quân dân ta đã lần lượt
đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Để cứu vãn tình thế thất
bại, bước vào Thu - Đông 1953, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của đế quốc Mỹ đã
cho ra đời Kế hoạch Na-va, tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh ở
Việt Nam nhằm giành thắng lợi có tính quyết định về quân sự trong vòng 18
tháng.
Nhận
rõ thủ đoạn đó của quân xâm lược, cuối tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã họp bàn kế hoạch chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, phân
tích sâu sắc thế chiến lược giữa ta và địch, đề ra phương châm chiến đấu: tích
cực, chủ động, cơ động, linh hoạt. Thực hiện kế hoạch đó, cả nước ra trận, các
chiến trường đồng loạt tiến công, giáng cho địch nhiều thất bại nặng nề, buộc
chúng phải co cụm, bị động đối phó trên khắp các chiến trường Bắc bộ, Trung bộ,
Tây nguyên, Nam bộ, Thượng và Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia; lực lượng cơ động mà
Na-va tập trung xây dựng đã bị xé nhỏ thành nhiều mảnh.
Thất
bại và bị động, quân viễn chinh Pháp gấp rút điều động các đơn vị cơ động nhảy
dù chiếm Điện Biên Phủ - vị trí có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với Tây Bắc
Việt Nam mà cả vùng Thượng Lào và Bắc Đông Dương; xây dựng Điện Biên Phủ thành
một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất với ý đồ thách thức quân, dân ta, nghiền nát
quân chủ lực của ta. Điện Biên Phủ đã trở thành điểm quyết chiến của Kế hoạch
Na-va.
Nắm
chắc mọi âm mưu, hành động của địch, phân tích, đánh giá tình hình một cách
khoa học, đầu tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện
Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ. Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhấn mạnh, đây là một chiến dịch lịch sử có ý nghĩa quân sự, chính trị,
ngoại giao rất quan trọng và dặn dò Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi Đại
tướng ra mặt trận: phải đánh thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không
đánh.
Trong
chiến dịch lịch sử này, Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tư
lệnh đã tổ chức, động viên một lực lượng to lớn sức người, sức của của nhân dân
Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Liên khu Bốn đóng góp cho mặt
trận. Hàng vạn người vượt qua muôn vàn gian khó, ngày đêm bạt rừng xẻ núi, mở
hàng ngàn km đường giao thông cho bộ đội, dân công chuyển quân, kéo pháo, vận
chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, lập nên biết bao kỳ tích. Trên
khắp các chiến trường, từ Bắc tới Nam, cả ở các vùng địch còn tạm chiếm, quân
và dân ta đã liên tục tiến công, hợp đồng tác chiến với Điện Biên Phủ, không
cho địch tập trung binh lực tiếp viện, giải cứu cho Điện Biên Phủ.
Trên
chiến trường Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy chiến dịch, Đảng uỷ Mặt trận, đứng đầu
là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi thực hiện sự chỉ đạo chiến lược và phương châm
đánh địch đúng đắn của Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng quân ủy, đã
sáng suốt quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, giải quyết
nhanh” chuyển sang “Đánh chắc, tiến chắc” vào ngay trước giờ chiến dịch mở màn,
thể hiện tài thao lược, tinh thần trách nhiệm cao và lòng quả cảm, xứng đáng
với sự tin cậy của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của toàn dân, toàn quân.
Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, với tinh thần quyết chiến, quyết
thắng, bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm của địch vào đúng ngày
này 60 năm trước. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Trải
qua 9 năm trường kỳ kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ, chiến thắng Điện Biên
Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan ý chí xâm lược của các thế lực thực dân
hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời phải công nhận độc lập của Lào, Campuchia,
rút quân khỏi 3 nước Đông Dương. Một nửa nước ta được hoàn toàn giải phóng, mở
ra thời kỳ cách mạng mới, xây dựng miền Bắc trong hòa bình, quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, làm hậu phương lớn, vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.
Thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện
Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường
của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng
của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta, độc lập dân tộc gắn liền với Chủ
nghĩa xã hội; của đường lối kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, biết
đánh và biết thắng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, dựa vào sức mình
là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Chiến
thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu thuỷ chung, son
sắt của quân và dân 3 nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, cũng là chiến thắng
chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa
thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới, cổ vũ và góp phần quan trọng vào phong
trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội của nhân
dân thế giới.
Trong
cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nhân dân ta đã nhận được sự ủng hộ mạnh
mẽ, sự giúp đỡ quý báu của Nhà nước, nhân dân Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã
hội chủ nghĩa anh em, các dân tộc bị áp bức ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tinh và
phong trào đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân
tiến bộ Pháp. Đảng, Nhà nước, nhân dân ta mãi mãi ghi nhớ, biết ơn về sự ủng
hộ, giúp đỡ hết sức quý báu đó.
Chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ bắt nguồn từ truyền
thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết
toàn dân và ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc của quân và
dân ta.
Chiến
thắng Điện Biên Phủ làm sáng ngời chân lý: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát
triển, nếu có một Đảng Mác xít chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị,
quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới
đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ
thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần.
Thời
gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động
địa cầu mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân
tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời
để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.
Kỷ
niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang
vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua
mọi sóng to, gió cả đi đến bến bờ vinh quang, chúng ta cần phải thực hiện tốt
hơn nữa Nghị quyết của Đảng, pháp luật nhà nước và quy định của địa phương,
chúng ta thành kính tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí
Minh - vị lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế
giới, Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp độc lập dân tộc, tự do, hạnh
phúc của nhân dân. Chúng ta tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những
học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh Cả của Quân đội nhân dân
Việt Nam, Tổng tư lệnh Quân đội, trực tiếp là Chỉ huy trưởng, Bí thư Đảng ủy
chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chúng
ta mãi mãi khắc ghi công ơn to lớn của các cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong,
dân công hỏa tuyến và quân dân đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, làm nên chiến
thắng Điện Biên Phủ. Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí
lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng, liệt sỹ, thương
binh, bệnh binh… đã đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến trường kỳ vì độc lập,
tự do của Tổ quốc./.
Bài
2:
LỜI CẢNH BÁO CHO VẤN NẠN XÉT LẠI LỊCH SỬ
Cả
đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử
Cào
chiến công, xé cả xác anh hùng
Ôi!
Nỗi đau này là nỗi đau chung
Lương
tâm hỡi, lẽ nào ta tự sát?
Lũ
phản bội, điên cuồng, hèn nhát
Và
cả bay quân cướp nước, giết người
Chớ
vội cười! Chân lý vẫn xanh tươi …
Năm
1987, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô khởi xướng một trào lưu tư tưởng mang
tên “suy ngẫm lại lịch sử” cách đó với tinh thần công kích Stalin, phủ nhận
thắng lợi của chiến tranh Vệ quốc... Tháng 3-1988, báo Nước Nga Xô-viết đăng
bức thư của Nina Andreyeva, nữ giảng viên ở Học viện Khoa học kỹ thuật
Leningrad lên án trào lưu suy ngẫm lại lịch sử, chỉ rõ nó thực chất là dòng nước
ngược, bôi đen Liên Xô xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Thế
nhưng, thay vì ủng hộ ý kiến tâm huyết này, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô
triệu tập hội nghị khẩn cấp để đánh trả “thế lực chống đối cải tổ”. Ngày
5-4-1988, Báo Sự Thật đăng bài phản kích Nina Andreyeva. Sau đó, các cơ quan
báo chí đồng loạt phản kích. Toàn bộ lịch sử Liên Xô bị miêu tả như một mớ đen
ngòm. Sang năm 1989, trào lưu chuyển sang phê phán, phủ định Cách mạng Tháng
Mười, Chủ nghĩa Lênin và chính Lênin, bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Mác-Lênin trong
trường học. Cơn lốc xét lại lịch sử ngày càng mạnh mẽ, lôi cuốn toàn bộ xã hội.
Một số tờ báo và tạp chí cấp tiến, như: Họa báo, Tia lửa và Tin tức Moscow công
khai phủ định quá khứ, phủ định lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, phủ định CNXH.
Sau
này, năm 1994, nhà văn Boldarev đã nhìn lại: “Trong 6 năm, báo chí đã thực hiện
được mục tiêu mà quân đội châu Âu có trang bị tinh nhuệ nhất cũng không thể
thực hiện được khi xâm lược nước ta bằng lửa và kiếm vào những năm 40. Quân đội
đó có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ. Đó là hàng triệu ấn phẩm
mang vi trùng”. Những cuộc hội thảo rầm rộ nhằm xem xét lại vai trò của
V.I.Lênin và Hồng quân trong chiến tranh vệ quốc, xuyên tạc, bóp méo lịch sử,
bôi nhọ các gương anh hùng cách mạng. Khi hình tượng V.I.Lênin bị đánh sụp thì
Đảng cũng tự đào hố chôn mình và đó cũng là lúc Gorbachev tuyên bố giải tán
Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn đến sự tan rã của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết.
Một sự kiện sau này được Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận đó là cơn địa
chấn khủng khiếp, là thảm họa của thế kỷ 20. Đau xót trước sự công phá khủng
khiếp của trào lưu xét lại lịch sử, năm 1991 nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ có
đoạn: “… Cả đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử/ Cào chiến công, xé cả xác anh
hùng/ Ôi! Nỗi đau này là nỗi đau chung/ Lương tâm hỡi, lẽ nào ta tự sát? Lũ
phản bội, điên cuồng, hèn nhát/ Và cả bay quân cướp nước, giết người/ Chớ vội
cười! Chân lý vẫn xanh tươi …”.
Ngẫm
lại trào lưu xét lại lịch sử ở Liên Xô trước đây để thấy, ở Việt Nam chúng ta
đang manh nha xuất hiện trào lưu này. Nhiều kẻ mang danh là nhà khoa học, người
có uy tín lên mạng công khai phủ nhận thành quả của cuộc Cách mạng tháng 8, hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Càng đau xót hơn, nhiều bạn trẻ hiện
nay nhìn nhận lại cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của chúng ta là cuộc chiến
"nồi da nấu thịt", gọi chiến thắng 30/4 là "tháng tư đen";
phủ nhận sự hi sinh của hàng triệu anh hùng liệt sỹ và đồng bào cả nước nhằm
giành quyền tự do cho dân tộc. Thế mới thấy hậu quả tai hại của một thế hệ trẻ
ghét lịch sử, yêu văn hóa lai căng lớn như thế nào!
Buồn
ở chỗ, cuộc chiến đó mới chỉ kết thúc có hơn 40 năm, vết tích của cuộc chiến
vẫn còn đọng lại trên đôi mắt, cánh tay của hàng vạn thương binh trên khắp mọi
miền tổ quốc này. Thử hỏi vài năm nữa đây, khi những cựu chiến binh này ra đi,
liệu còn ai đứng ra bảo vệ lịch sử, chống lại đám xét lại đang hoành hành ngày
càng lớn trên báo chí hiện nay!
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 không những là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới
Trả lờiXóa