“Tự diễn biến” là một trong những
mục tiêu cơ bản và hết sức nguy hiểm, đã được chủ nghĩa đế quốc sử dụng từ nhiều
thập kỷ trước để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. Bằng thủ đoạn chống phá tạo
sự chuyển hóa từ bên trong và bên trên, chủ nghĩa đế quốc đã thành công trong
việc xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và một số nước Đông Âu. Thực tế
đã cho thấy “tự diễn biến” trước hết và chủ yếu là về tư tưởng chính trị. Khi
tư tưởng có vấn đề thì trong hoạt động dễ nảy sinh tiêu cực; nếu lĩnh vực tư tưởng
chính trị bất ổn thì các lĩnh vực khác như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, thậm
chí cả quốc phòng – an ninh khó có khả năng và điều kiện phát triển lành mạnh.
Một khi tư tưởng chính trị chệch hướng, thì sẽ làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước
bị chia rẽ và nguy cơ tự sụp đổ của thể chế chính trị là điều khó tránh khỏi.
Bài học từ sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu cho thấy, nếu
không chủ động phòng ngừa từ trước, ngăn chặn từ xa thì cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân sẽ bị tác động, bị phân hóa, tạo ra những hiệu ứng tiêu
cực về mặt tư tưởng, tâm lý và hệ quả của việc chủ quan, mất cảnh giác với những
thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” là không lường hết được. Trong những năm qua,
tùy từng đối tượng và phạm vi tác động mà chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch sử dụng thủ đoạn, nội dung, hình thức và phương pháp thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hoá” khác nhau, nhưng chúng luôn đặt trọng tâm thúc đẩy
“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà
nước, Quốc hội, Chính phủ. Bởi đó là nơi hoạch định ra đường hướng, chủ trương,
chính sách của đất nước. Khi đường hướng không chuẩn thì sự chệch hướng của đất
nước là khó tránh khỏi. Khi đường lối, chủ trương không vì cuộc sống, lợi ích của
nhân dân thì niềm tin của quần chúng đối với Đảng, với Nhà nước, với chế độ sẽ
bị xói mòn.
Trên thực tế, trong nội bộ các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước hiện
nay có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị,
phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con
đường đi lên và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có một số cán bộ, đảng
viên trước đây đã từng giữ cương vị, trọng trách trong các cơ quan đảng, chính
quyền, nay có những ý kiến lệch lạc, nhìn nhận, phê phán lịch sử thiếu khách
quan, toàn diện; đòi đa nguyên, đa đảng theo mô hình dân chủ
phương Tây; cổ súy cho những mô hình xa rời thực tiễn Việt Nam v.v… Những biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị nêu trên, cùng với những yếu kém, bất cập
trong công tác quản lý xã hội và phát triển kinh tế chậm được khắc phục dẫn tới
tình trạng trong nội bộ Đảng xuất hiện những ý kiến khác nhau về một số vấn đề
cơ bản liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh
hưởng tới sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong cán bộ, đảng viên, công
nhân, nông dân, trí thức, ảnh hưởng tới sự đồng thuận trong xã hội. Tình trạng
trên nếu không được khắc phục kịp thời, triệt để sẽ tạo nên quá
trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cả về tư tưởng và hành động, tạo ra
những nguy cơ rất khó lường.
Để chống lại thủ đoạn thúc đẩy
“tự diễn biến” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cần giữ vững và
tăng cường khả năng đề kháng trong nội bộ. Xây dựng các tổ chức vững mạnh,
mọi thành viên trong tổ chức có khả năng đề kháng tốt chính là cơ sở để
ngăn ngừa tác động từ bên ngoài. Mọi âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” của
các thế lực thù địch sẽ bị vô hiệu hóa, nếu nội bộ đất nước, nội bộ Đảng, Nhà
nước, hệ thống chính trị vững mạnh. Theo đó, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa
“xây” và “chống”. Hệ thống chính trị, nhất là Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính
phủ phải được thường xuyên chăm lo xây dựng thực sự vững mạnh. Cuộc đấu tranh
chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí phải được tăng cường, kiên quyết loại
bỏ những con “sâu mọt” ra khỏi bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước, làm trong sạch
các tổ chức đảng, bộ máy chính quyền; đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
văn hóa, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Việc tăng sức đề kháng, chủ
động ngăn chặn, phòng ngừa phải kết hợp chặt chẽ với chủ động tiến công làm thất
bại những mưu đồ đen tối, những thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực
thù địch thì hiệu quả đấu tranh sẽ không cao, kẻ thù sẽ có thời cơ và điều kiện
để tổ chức chống phá quyết liệt hơn. Khi ấy, việc phòng ngừa,
ngăn chặn có tích cực, chủ động đến đâu vẫn khó đánh bại. Kết hợp chặt chẽ giữa
chủ động ngăn chặn, phòng ngừa từ xa với chủ động tiến công làm thất bại âm mưu
và ý đồ chống phá của các thế lực thù địch từ trong “trứng nước”, từ nơi sinh
phát là phương châm đúng đắn, thể hiện rõ tư tưởng cách mạng tiến công trong chỉ
đạo cuộc đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” của Đảng ta. Yêu cầu cơ bản
khi thực hiện phương châm này là, cùng với tích cực, chủ động giữ vững ổn định
bên trong, phòng ngừa, ngăn chặn các tác động tiêu cực từ phía các thế lực thù
địch, cần phải tích cực, chủ động tổ chức các cuộc phản công, tiến công bằng
nhiều hình thức, qui mô, lực lượng, trên nhiều lĩnh vực nhằm làm giảm sức chống
phá, tiến tới đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch,
bảo vệ được mình.
Ngân Hà
Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời, đem lại kết quả cụ thể.
Trả lờiXóa