Từ khi ra đời đến nay, Đảng cộng sản Việt
Nam cùng với nhân dân ta đã vượt qua biết bao khó khăn thử thách, lịch sử là
minh chứng hùng hồn nhất chứng minh vai trò to lớn của Đảng ta để có thái bình
ngày hôm nay. Tuy nhiên, vẫn có những người vì mưu đồ đen tối sẵn sàng bẻ cong
ngòi bút, xuyên tạc lịch sử.
Bài viết: “Chủ nghĩa CS sinh ra những thứ quái
đản”, trên trang mạng danlambao nói về cải cách ruộng đất của
Đảng và Nhà nước ta trong những năm 50 là những thông tin xuyên tạc, bịa đặt,
cần đấu tranh vạch trần.
Thứ nhất, chủ trương cải cách ruộng đất là
đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 12/1953, Quốc hội chính thức thông
qua Luật Cải cách ruộng đất với mục đích: thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất
của thực dân Pháp xâm lược và xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của
giai cấp địa chủ; thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân; giải phóng
sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công
thương nghiệp phát triển; cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng
của nhân dân, lực lượng của kháng chiến; đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải
phóng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc. Thực hiện chủ chương đó, chính quyền
cách mạng đã lấy được từ địa chủ hơn 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 2
triệu nông cụ đem chia cho nông dân nghèo, thực hiện triệt để khẩu hiệu “Người
cày có ruộng”. Qua đó, góp phần đưa nông dân trở thành người chủ ở nông thôn và
cổ vũ động viên họ đóng góp nhiều công sức cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc
của dân tộc. Tuy nhiên, do nhận thức và cách làm ở một số địa phương chưa
chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, chưa đạt yêu cầu đề ra, thậm chí có nơi còn mắc
sai lầm, khuyết điểm. Mặc dù vậy, những sai lầm, khuyết điểm hoàn toàn không
như những gì mà Cánh Dù lộng gió đã xuyên tạc.
Thứ hai, quá trình thực hiện chủ trương tuy
còn có điểm hạn chế nhưng Đảng ta đã dũng cảm thừa nhận sai phạm, khuyết điểm và
sửa chữa kịp thời
Nhận thấy, việc thực hiện cải cách ruộng
đất có sai lầm, khuyết điểm, vì vậy đến đầu năm 1956, cải cách ruộng đất đã bị
đình chỉ. Với tinh thần dũng cảm tự phê bình và phê bình, ý thức trách nhiệm
cao trước toàn thể nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiêm túc, thẳng thắn,
kiểm điểm nhận trách nhiệm về những hạn chế, khuyết điểm trong việc thi hành
Luật cải cách ruộng đất, đồng thời đưa ra những chính sách cụ thể để sửa chữa
khắc phục. Theo đó, danh dự và tài sản đối với các trường hợp oan sai được phục
hồi, những cán bộ sai phạm cũng đã được xử lý. Bởi vậy, đến cuối năm 1957, công
tác sửa sai đã đưa lại kết quả tốt: Nông thôn miền Bắc dần dần ổn định, nội bộ
Đảng đoàn kết nhất trí; Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Chính phủ được
củng cố, tăng cường, sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, mọi hoạt động kinh tế
trong nước đã trở lại bình thường… Nhờ đó, miền Bắc đã giảm bớt được khó khăn
và bước đầu cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy rằng có
sai lầm, khuyết điểm trong
quá trình tổ chức, thực hiện, song không thể yêu cầu cái mới là cái đã hoàn
thiện. Do vậy việc khắc phục và sửa sai kịp thời mới là điều quan trọng. Không như tác giả bài viết đã cường điệu,
thổi phồng. Điều quan trọng là sai lầm, khuyết điểm đó đã kịp thời được khắc
phục với thái độ nghiêm túc và mang lại hiệu quả thiết thực, được nhân nhân
đồng tình, ủng hộ. Việc Cánh Dù lộng gió gợi lại những điều này không có gì
khác hơn là nhằm xuyên tạc, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, hạ bệ uy tín Hồ Chí
Minh để phục vụ cho mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù
địch./.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa