Luật An
ninh mạng đã chính thức có hiệu lực một thời gian và đã tạo ra nhiều hiệu quả
tích cực đối với xã hội. Song, một số người vẫn còn có thắc mắc: Luật An ninh
mạng có cần thiết không? Bài viết này xin giải đáp câu hỏi đó.
Ở Việt
Nam hiện có trên 55% dân số đang sử dụng điện thoại di động, trên 52% dân số và
đứng thứ 4 trên thế giới về thời gian sử dụng in-tơ-nét, đứng thứ 22 trên thế
giới tính theo dân số về số người sử dụng mạng xã hội. Hằng năm, Việt Nam phải
chịu hàng ngàn cuộc tấn công mạng và Việt Nam đứng thứ 20 trên thế giới về xếp
hạng các quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất, chịu thiệt hại lên tới 10.400 tỉ
đồng riêng năm 2016 so với mức 8.700 tỉ đồng năm 2015. Quý I năm 2017, cả nước
có khoảng 7.700 trang/cổng thông tin điện tử bị tấn công mạng dưới các hình
thức như lừa đảo, cài mã độc, thay đổi giao diện…
Trong nửa đầu năm 2017, cả
nước có hơn 4.600 trang thông tin có tên miền quốc gia bị tin tặc tấn công hoặc
chiếm quyền điều khiển, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2016. Trong số này, có
148 trang web thuộc quản lý của các cơ quan nhà nước, nơi tồn tại nhiều lỗ hổng
bảo mật nghiêm trọng, mà tin tặc có thể khai thác và chiếm đoạt. Nhiều thông
tin, tài liệu bí mật nhà nước, ngành hàng không, ngân hàng, viễn thông có nguy
cơ bị rò rỉ và phá hoại nghiêm trọng.
Cũng chính vì sự phát triển đó, hàng ngày, qua các phương tiện truyền
thông chúng ta được tiếp cận với lượng thông tin khổng lồ. Sự phát triển của
công nghệ thông tin đã giúp các phương tiện truyền thông vô cùng lớn mạnh và
len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống. Trong thế giới thông tin mênh mông
có rất nhiều thông tin có ích, thậm chí giúp con người định vị được cuộc sống
và sống đẹp hơn. Nhưng, bên cạnh đó có không ít thông tin “bẩn” do các tổ chức
hoặc cá nhân phản động chống Đảng Cộng sản, những kẻ cơ hội chính trị tung ra
nhằm mục đích xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, Đảng Cộng sản, Nhà nước và cá nhân các
nhà lãnh đạo.
Các lực lượng
chống đối thường xuyên công khai trên các phương tiện truyền thông hoặc thì
thấm truyền miệng theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, “nhai đi nhai lại” những “tin
bẩn”, khiến người ít hiểu tưởng là “chân lý”, lầm lẫn giữa thật và giả. Đó là
kiểu tuyên truyền “Gơben” được ưa dùng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Việc
tiếp nhận và xử lý những thông tin đó, tin hay không tin, hoàn toàn phụ thuộc
vào sự hiểu biết và bản lĩnh mỗi người.
“Tin bẩn” mà các lực lượng chống cộng thường tung ra và lặp đi lặp lại
nhiều lần như hỏa mù, khiến những người cả tin tưởng thật. Trong nhiều năm qua,
bằng đủ các hình thức truyền tin, dựa vào sức mạnh tiền bạc và các phương tiện
truyền thông, người ta bịa đặt hoặc xuyên tạc sự thật về các vấn đề nhạy cảm
liên quan tới chế độ, hoặc dựng chuyện về các cá nhân nhằm bôi nhọ, kích động
mâu thuẫn nội bộ đối phương; tạo sự nghi ngờ lẫn nhau và dẫn tới “tự diễn
biến”, gây bạo loạn, lật đổ.
Thông tin độc hại, thông tin bịa đặt và xuyên tạc vẫn không ngừng được
tung ra và vẫn đang tồn tại trong đời sống xã hội, vẫn được truyền miệng một
cách tinh vi và xảo quyệt. Chúng đang ngấm ngầm tác động vào chúng ta hàng
ngày. Ngăn chặn những thông tin loại đó không dễ. Việc nhận diện loại thông tin
này phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyên truyền, giáo dục. Người có nền tảng
kiến thức tốt, có hiểu biết, có tinh thần xây dựng tinh thần tốt thì thường có
bản lĩnh tốt khi tiếp nhận các thông tin khác nhau, phân biệt rõ cái đúng, cái
sai.
Luật an ninh mạng ra đời là sự
đáp ứng yêu cầu cấp bách từ thực tiễn, nó có ý nghĩa, tác dụng sau đây:
Thứ
nhất, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia;
xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật, như: (1) Chống Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm sử dụng không gian mạng tổ chức, hoạt động,
cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ví dụ như thông tin kích động lôi
kéo tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự, chống người thi hành công vụ,
cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, gây mất ổn định về an ninh trật tự...
(2) Các hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân
biệt chủng tộc; (3) Các hành vi phát tán thông tin gây hại cho tổ chức, cá
nhân, gồm: thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại
cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước
hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác; (4) Các hành vi xâm phạm trật tự an toàn xã hội như sử dụng
không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải
thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc,
đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác
phạm tội (những hành vi này đã được quy định rải rác, cụ thể trong 29 Điều của
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017). (5) Các hành vi tấn công mạng,
gián điệp mạng, khủng bố mạng và liên quan như sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ,
phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng
viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và
điều khiển thông tin, phương tiện điện tử...
Thứ hai, nhằm
bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia được quy định trong Luật an ninh mạng là hệ
thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch,
gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng
an ninh mạng. Với tiêu chí như trên, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia được xác định trong các lĩnh vực quan trọng đặc biệt đối với quốc gia
như quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; trong lĩnh vực đặc thù như lưu trữ, xử
lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; phục vụ hoạt động của các công trình quan
trọng liên quan tới an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia
hoặc những hệ thống thông tin quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, tài
chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa
chất, y tế, văn hóa, báo chí. Chính phủ sẽ quy định cụ thể những hệ thống thông
tin nào trong các lĩnh vực nêu trên thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan
trọng về an ninh quốc gia.
Thứ ba, nhằm
phòng, chống tấn công mạng. Luật an ninh mạng là văn bản Luật đầu tiên quy định
khái niệm của hoạt động “tấn công mạng”. Theo đó “Tấn công mạng là hành vi sử
dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại,
gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ
thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương
tiện điện tử”. Đồng thời, quy định các nhóm hành vi cụ thể liên quan tới tấn
công mạng tại Điều 17, 18, 19, 20 và Điều 21; quy định cụ thể các nhóm giải
pháp cụ thể để phòng, chống tấn công mạng, quy định trách nhiệm cụ thể của cơ
quan chức năng, chủ quản hệ thống thông tin
Như thế, rõ ràng, Luật An ninh mạng là đạo luật vừa bảo vệ người dùng
mạng chân chính, đồng thời, là “khắc tinh” của “tin bẩn”. Và cũng vì thế, chúng
ta có thể hiểu được nguyên nhân của những người vẫn đang la ó, kêu gọi “phản
đối luật An ninh mạng”. Cũng qua đây, thấy rằng, việc nâng cao trách nhiệm cá
nhân, trách nhiệm gia đình, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm của các đoàn thể,
đặc biệt là các tổ chức đoàn thanh niên trong tiếp nhận thông tin từ mạng
Internet cần được quan tâm đúng mức, bởi số lượng bạn trẻ tiếp cận Internet rất
lớn. Làm tốt được điều này chính là góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác với
thứ “tin bẩn”.
Luật An ninh mạng ra đời là rất cần thiết, nó bảo vệ những người sử dụng MXH không bị những thông tin xấu, độc tiêm nhiễm, người nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm
Trả lờiXóa