Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

LỢI DỤNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO ĐỂ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM – SỰ XUYÊN TẠC CỦA NHỮNG KẺ KHÔNG HIỂU BIẾT


  Công Minh
Từ bao đời nay, Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo cùng tồn tại lâu đời cùng với dòng lịch sử của dân tộc. Mặc dù đức tin, giáo lý và sự thờ phụng của đồng bào theo các tôn giáo khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa và luôn đồng hành cùng dân tộc cả trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Những kẻ đang ráo riết kích động, chống phá chỉ biết khoác lác rêu rao những điều vô căn cứ; mà chúng không hề hiểu rằng: những năm qua hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam luôn ổn định, đại bộ phận quần chúng tín đồ, nhà tu hành và chức sắc các tôn giáo hành đạo, gắn bó với dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật được đảm bảo. Đồng bào các tôn giáo yên tâm, phấn khởi xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng là âm mưu cơ bản lâu dài của các thế lực thù địch đối với nước ta. Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của các thế lực thù địch trong lợi dụng tôn giáo là nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vì một nước Việt Nam độc lập và chủ nghĩa xã hội. Chúng lợi dụng tôn giáo để chia rẽ giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa đồng bào theo đạo với đồng bào không theo đạo, đặc biệt giữa đồng bào các tôn giáo với Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, kích động đồng bào tôn giáo chống lại chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đối lập quần chúng tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp của cách mạng Việt Nam. Thực hiện âm mưu trên, thủ đoạn chủ yếu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam là:
Một là, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc” với “tự do tôn giáo” để chống phá nước ta.
Các thế lực thù địch tổ chức in ấn, tán phát, truyền bá các tài liệu xuyên tạc chính tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, dưới danh nghĩa các “Kỷ yếu hội nghị tôn giáo”, “thông điệp”, “lời chứng”… của các tín đồ trong nước hoặc các tổ chức tôn giáo phản động lưu vong ở nước ngoài vu cáo “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, kích động tín đồ chống lại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Hai là, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng để tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng trong vùng đồng bào có đạo, truyền đạo trái pháp luật.
Lợi dụng chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, các thế lực thù địch kích động các tín đồ đấu tranh đòi lại đất đai mà trước đây các tổ chức tôn giáo đã hiến cho Nhà nước. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai, có sở thờ tự của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. Mặt khác các thế lực bên ngoài đã tích cực bảo trợ cho hoạt động truyền đạo trái pháp luật ở Tây Bắc, Tây Nguyên và một số địa phương khác, cùng với sự xuất hiện của các “đạo lạ” làm cho nhiều nơi mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống, lao động của nhân dân.
Ba là, lợi dụng giáo lý, giáo luật tôn giáo để kích động tín đồ chống lại chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Mỗi tôn giáo đều có những giáo lý, giáo luật cụ thể, theo đó có các qui định tín đồ đến các cơ sở thờ tự để hành lễ, giảng đạo… do đó, ở một số nơi đã xuất hiện việc lợi dụng các buổi hành lễ, cầu kinh, giảng đạo… để tuyên truyền nói xấu chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, làm cho tín đồ giảm lòng tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; mức độ cao hơn là làm theo sự điều khiển của các thế lực thù địch xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của cách mạng và lợi ích của quần chúng các tín đồ tôn giáo.
Bốn là, lợi dụng và ủng hộ một số chức sắc, tín đồ tôn giáo cực đoan, quá khích để kích động chia rẽ các tôn giáo, giữa tôn giáo với dân tộc, với Đảng và Nhà nước.
Chúng ra sức đẩy mạnh các hoạt động ngầm, cổ súy các phần tử cực đoan trong các tôn giáo móc nối với nhau dự định cho các tổ chức liên quan tôn giáo để hợp sức chống phá cách mạng. Thời gian qua, Nguyễn Văn Lý (Công giáo), Thích Quảng Độ (Phật giáo), Lê Quang Liêm (Phật giáo Hòa Hỏa)… đã có những hoạt động nhằm chống phá cách mạng. Họ kích động số bất mãn chống đối chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của ta; kích động tư tưởng ly khai, tự ti nhằm chống phá cách mạng. Họ kích động số bất mãn chống đối chính sách tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của ta; kích động tư tưởng ly khai, tự ti nhằm mục tiêu tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, biến tôn giáo thành lực lượng chính trị đối trọng với Đảng và Nhà nước, chính quyền.
Năm là, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chúng ta trong thực hiện chính sách tôn giáo để chống phá.
Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chúng ta trong thực hiện chính sách tôn giáo để kích động tư tưởng chống đối, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, tạo ra những nhân tố mất ổn định, gây rối, bạo loạn, biến vấn đề tôn giáo thành vấn đề chính trị. Chúng lợi dụng quyền được hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật Việt Nam để hoạt động chính trị nhằm tạo dựng “ngọn cờ”, công khai các tổ chức đối lập trong nước, tạo thành thế “đã rồi” để tạo cớ cho nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.
Trên đây là một số hoạt động của các thế lực thù địch lợi dung vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Thực tiễn sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là bằng chứng để chúng ta kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, cáo buộc của các thế lực thù địch về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và cũng là một trong những thứ vũ khí sắc bén, lâu bền, vững chắc nhất đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.


1 nhận xét:

  1. Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa