Việt Nam là quốc gia đa sắc
tộc, tôn giáo; đồng bào tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong cộng đồng người Việt
Nam. Nếu tranh thủ lợi dụng được đông đảo đồng bào tôn giáo thì sẽ tạo hiệu ứng
lớn trong việc chống phá của chúng. Đó là chưa đề cập đến các hệ quả khác liên
quan. Tính chất thâm độc, nguy hiểm của âm mưu này là ở đây. Ở một khía cạnh
khác, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền công dân,
quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo được quy định và đảm bảo bằng Hiến pháp, pháp
luật. Cùng với việc trắng trợn can thiệp - “đấu tranh pháp lý”, chúng triệt để
lợi dụng cụm từ “tự do” mà cố tình lờ đi “... trong khuôn khổ pháp luật” để tổ
chức các hoạt động chống phá, hòng gây mất ổn định chính trị - xã hội, tiến tới
loại trừ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta. Để thực hiện mưu đồ, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nhằm
tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước; hậu thuẫn về vật chất, tinh thần
cho các đối tượng chống đối, đưa tôn giáo ở Việt Nam trở thành lực lượng chính
trị “đối trọng” với Đảng. Chúng xác định lấy “tự do tôn giáo” làm “ngòi nổ” để
chống phá Việt Nam; tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của các quyền
trên lĩnh vực tôn giáo với luận điểm: “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Đồng thời
cho rằng: “Việt Nam coi tôn giáo như là một công cụ tuyên truyền cho Đảng, Nhà
nước, phục vụ các chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, an
ninh, quốc phòng”, v.v. Họ lợi dụng những vụ việc nảy sinh trong đời sống, sinh
hoạt của đồng bào tôn giáo, hoạt động tôn giáo và những bất cập, sơ hở của các
cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, nhất là
những vấn đề liên quan đến giải tỏa, đền bù đất đai, cơ sở thờ tự,… để kích
động quần chúng, tín đồ đập phá tài sản, chống người thi hành công vụ, phá rối
an ninh, trật tự, cản trở giao thông tại các địa phương1. Qua đó, tổ
chức ghi hình, chụp ảnh, thổi phồng, bóp méo tình hình thực tế, xuyên tạc chủ
trương, chính sách của Đảng, vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền,
đàn áp tôn giáo, v.v.
Các tổ chức phản động lưu vong
còn móc nối với số đối tượng chống đối, bất mãn trong nước để thu thập tình
hình dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam rồi xuyên tạc, bóp méo sự thật và tán phát
trên in-tơ-nét, nhằm hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng lợi
dụng các chính khách cực đoan trong quốc hội một số nước, như: Mỹ, Anh, Đức,
Ca-na-đa,… và các tổ chức quốc tế, như: Human Right Watch (HRW), Ủy ban Tự do
tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) để tác động tổ chức này thông qua các báo cáo,
nghị quyết, thông cáo, phúc trình có nội dung xuyên tạc, làm cho cộng đồng quốc
tế hiểu sai về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Điển hình như: Báo cáo Tự do tôn
giáo quốc tế hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ; Báo cáo tình hình nhân quyền thế
giới hằng năm của Anh, Úc; nghị quyết của nghị viện châu Âu, v.v. Hạ viện Mỹ
hằng năm thông qua nhiều dự luật, nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam; trong đó, có vấn đề tôn giáo, như: Dự luật HR 1587 (năm 2004), HR 3096
(năm 2007), HR 1410 (năm 2012), HR 1897 (năm 2013), Nghị quyết H.Res.484, v.v.
Đặc biệt, chúng tìm cách thông qua các chính khách cực đoan (L.SanChez,
Z.Lofgren, C.Smith,…) để đề nghị Quốc hội Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách
“các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo” (CPC), bất chấp việc thực tế tình
hình tôn giáo ở Việt Nam không phải vậy.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước
ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị và văn bản pháp luật nhằm đảm bảo ngày
càng tốt hơn quyền con người trên các lĩnh vực; trong đó, có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Thực hiện những nghị quyết, chỉ thị đó, Việt Nam đã có những
bước tiến vượt bậc về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện phát triển như hiện nay. Theo thống kê
sơ bộ, tính đến đầu năm 2017, có 40 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo khác
nhau được Nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động với hơn 25 triệu tín đồ, 53
nghìn chức sắc, hơn 133 nghìn chức việc, 28 nghìn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo đã
có hệ thống đào tạo quy mô trong cả nước, trong đó, Phật giáo có 04 học viện,
01 trường cao đẳng và hàng chục trường trung cấp Phật học, gần 17.000 cơ sở thờ
tự; Công giáo có 01 học viện, hàng chục trường đào tạo và hơn 7.000 cơ sở thờ
tự; Cao Đài có 01 học viện, hơn 1.200 thánh thất, thánh tịnh; Tin lành có 01
Trường Thánh kinh thần học, hơn 500 cơ sở thờ tự và trường đào tạo tín đồ, v.v.
Hầu hết các tổ chức tôn giáo đã có báo, tạp chí, bản tin riêng; Nhà nước đã cho
phép xuất bản kinh sách bằng các tiếng dân tộc, như: Kinh thánh bằng tiếng
Ba-na, Ê-đê, Gia-rai; in Kinh Phật bằng tiếng Khơ-me, v.v. Cùng với đó, Chính
phủ hết sức quan tâm, xem xét, phê duyệt việc đăng ký các điểm nhóm Tin lành.
Hiện nay, khu vực Tây Nguyên và Bình Phước có gần 500 nghìn tín đồ, thuộc 31 tổ
chức, hệ phái, nhóm Tin lành; trong đó, có hơn 400 nghìn người đang sinh hoạt
tại 240 chi hội và 1.300 điểm nhóm đã đăng ký với chính quyền địa phương. Khu
vực Tây Bắc có gần 200 nghìn tín đồ, chủ yếu là người Mông, sinh hoạt ở hơn
1.300 điểm nhóm. Đồng bào theo đạo Tin lành có thể sinh hoạt tôn giáo tại gia
đình hoặc sinh hoạt tập trung theo điểm nhóm.
Hoạt động hợp tác quốc tế trên
lĩnh vực tôn giáo được chú trọng, đẩy mạnh. Chính phủ đã tạo điều kiện để các
tôn giáo mở rộng quan hệ quốc tế rộng rãi. Đã có nhiều đoàn tôn giáo quốc tế
đến thăm, làm việc tại Việt Nam và nhiều đoàn chức sắc tôn giáo trong nước đi
thăm, làm việc và học tập ở nước ngoài. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều sự
kiện tôn giáo lớn, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, như: Đại lễ
Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) năm 2008 và 2014; Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế
giới lần thứ XI (năm 2009), Đại lễ 100 năm Tin lành đến Việt Nam (năm 2011),
Diễn đàn Thượng đỉnh Phật giáo ASEAN năm 2016, v.v.
Với chính sách đúng đắn của
Đảng, Nhà nước Việt Nam, những năm qua, hầu hết tín đồ, chức sắc, chức việc các
tôn giáo luôn yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc,
sống “tốt đời, đẹp đạo”, “ích nước, lợi dân”, tích cực tham gia phát triển kinh
tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh, trật tự,… góp phần làm nên
những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước.
Thực tế đó cho thấy, tại Việt
Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được tôn trọng và bảo đảm.
Đó là sự thật khách quan, không thể phủ nhận. Điều này đã được cộng đồng quốc
tế, trong đó có nhiều chính khách nước ngoài chứng kiến và ghi nhận. Phó
Chủ tịch Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) M.Cromartie, sau khi tận mắt
chứng kiến các buổi sinh hoạt tôn giáo ở một số địa phương, đã phải khẳng định:
“Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ,
nhiều điểm đáng khích lệ”. Giám đốc Học viện Can dự toàn cầu (IGE), cơ quan
tham mưu cho Chính phủ Mỹ về chính sách tự do tôn giáo quốc tế, sau khi đi thăm
nhiều nơi ở Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam đã cho phép tự do tôn
giáo tồn tại. Đây là một sự phát triển chứ không phải là một cuộc cách mạng…”.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam gần đây, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa
thánh Vatican E. Balestrero đánh giá: Nhà nước Việt Nam tiếp tục nỗ lực thực
hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đặc biệt, việc Việt Nam được bầu vào Hội
đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014-2016) với số phiếu cao nhất và đã
phát huy tốt vai trò thành viên của mình, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh
giá cao. Những nỗ lực và thành tựu đã đạt được trong việc đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta trong những năm qua là minh chứng khách quan
nhất, cơ sở thuyết phục nhất để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, thù địch về
tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Cần nhấn mạnh rằng, như mọi
hoạt động khác của xã hội, các sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam hay bất kỳ quốc
gia nào cũng đều phải trong khuôn khổ pháp luật nhà nước. Những hành vi vi phạm
pháp luật của công dân (dù theo đạo hay không theo đạo) cũng đều phải bị xử lý
theo luật định. Những năm qua, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện
pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Trong đó đã bắt giữ,
truy tố, xử lý đúng pháp luật nhiều đối tượng lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn
giáo để tổ chức các hoạt động chống phá Nhà nước. Các cơ quan của Chính phủ và
Quốc hội cũng đã và đang tiến hành rà soát hệ thống văn bản luật về tôn giáo,
xác định nội dung cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế. Nổi bật là việc ban
hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 20162 quy định về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; trách nhiệm của tổ chức và cá nhân
trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo,… tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo
đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quyền tự do
không tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động
lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước. Các phương
tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho quần
chúng, tín đồ về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và ý
thức cảnh giác của nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Việt Nam là quốc gia đa dân
tộc, tôn giáo, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống; có 06 tôn giáo lớn (Phật
giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo), với khoảng hơn 20 triệu
tín đồ và nhiều tôn giáo nhỏ khác. Nhìn chung, các tôn giáo và các dân tộc sống
đoàn kết, hòa thuận, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển. Sự
phân bố đan xen giữa các dân tộc, tôn giáo trên các địa bàn tạo nên sự giao
lưu, trao đổi, hòa nhập về kinh tế, văn hóa, xã hội, làm phong phú thêm truyền
thống, bản sắc văn hóa dân tộc thống nhất trong sự đa dạng của bản sắc văn hóa
Việt Nam.
Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện địa lý nên cộng đồng các
dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đều về kinh tế, văn hóa, xã hội;
đời sống dân trí và các hoạt động xã hội giữa nông thôn với thành thị, miền
xuôi và miền núi còn có sự chênh lệch. Đặc biệt, các cộng đồng dân tộc thiểu số
sống ở vùng sâu, vùng núi cao, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều
khó khăn. Đây là cơ hội, là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch lợi dụng
chống phá. Hiện nay, âm mưu của chúng thường là lợi dụng những sơ hở, thiếu sót
trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo để gây mâu thuẫn, tạo cớ can thiệp
vào công việc nội bộ của Việt Nam. Trong đó, chúng tích cực truyền bá tư tưởng
phản động, kích động ly khai dân tộc, gây chia rẽ đồng bào các dân tộc, mua chuộc,
lôi kéo những phần tử xấu trong đồng bào dân tộc thiểu số để chống phá, tập
trung vào các địa bàn chiến lược, như: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Chúng
tổ chức, tập hợp lực lượng phản động, xây dựng cơ sở tạo sự chống đối trong nội
bộ các dân tộc, gây nên một số cuộc bạo loạn mang tính chất chính trị, hòng tạo
cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp, gây mất ổn định chính trị đất nước. Các
thế lực thù địch còn lợi dụng trình độ dân trí thấp, sự hạn chế về nhận thức
cũng như phong tục, tập quán của đồng bào ở một số vùng để truyền đạo trái pháp
luật, khôi phục tập tục lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân, gây khó
khăn cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh đó, lợi dụng đời sống của đồng bào dân tộc, tôn
giáo còn khó khăn, sự thoái hóa, biến chất, quan liêu, tham nhũng của một bộ
phận cán bộ, đảng viên, chúng tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới
và sự khởi sắc của vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng đông đồng bào có đạo
sinh sống, nhằm làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, chính quyền, chế độ xã
hội chủ nghĩa. Thủ đoạn hoạt động chính của chúng là tung tin thất thiệt, xuyên
tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta không tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phân
biệt đối xử với đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng ra sức dụ dỗ, lôi kéo các đối
tượng có hận thù với cách mạng, các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị để tạo
dựng ngọn cờ, tập hợp lực lượng chống đối. Đồng thời, mua chuộc, lôi kéo, ép
buộc đồng bào các dân tộc, tôn giáo chống đối chính quyền, vượt biên trái phép,
gây mất ổn định chính trị - xã hội, tạo các “điểm nóng” để vu khống Việt Nam
đàn áp đồng bào dân tộc thiểu số, đàn áp tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền,
nhằm chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.
Gần đây, các thế lực thù địch và phần tử dân tộc cực đoan,
nhất là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam sống lưu vong ở
nước ngoài lợi dụng bản Tuyên ngôn về quyền của người bản địa của Liên hợp quốc
2007 mà Nhà nước ta đã tham gia, ráo riết kích động đồng bào các dân tộc thiểu
số trong nước đứng lên đòi quyền dân tộc tự quyết, đòi thành lập “Nhà nước
Khmer Krôm”; “Nhà nước Tin lành Đề-ga”, “Vương quốc Chămpa”, “Vương quốc Mông”,
hướng tới ly khai, tự trị, độc lập. Chúng tìm mọi cách để xây dựng, nuôi dưỡng
các tổ chức phản động người Việt Nam ở nước ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo
lực lượng phản động trong các dân tộc, các tôn giáo ở trong nước hoạt động
chống phá cách mạng Việt Nam, như: truyền đạo trái phép để “tôn giáo hóa” các
vùng dân tộc, lôi kéo, tranh giành đồng bào dân tộc, gây đối trọng với cấp ủy,
chính quyền địa phương. Lợi dụng các phương tiện truyền thông, mạng in-tơ-net
để liên lạc, truyền bá, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi; chia rẽ dân tộc đa
số với dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau, giữa đồng bào
theo tôn giáo với không theo tôn giáo và theo các tôn giáo khác nhau, hòng làm
suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Không những thế, chúng còn kích động
các dân tộc thiểu số, tín đồ, chức sắc các tôn giáo chống lại chính sách dân
tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; đối lập các dân tộc, các tôn giáo với sự lãnh
đạo của Đảng, vô hiệu hóa sự quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống
xã hội, gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo.
Từ tình hình trên, việc chủ
động đấu tranh với âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo là nhiệm vụ cấp thiết, cần được tiến hành đồng bộ bằng nhiều giải pháp,
trong đó tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng
cường công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt quan điểm, chính sách dân
tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Tập trung phổ biến sâu rộng
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với
toàn dân, nhất là chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc,
tôn giáo đối với đồng bào các dân tộc, các tôn giáo. Đảng ta đã khẳng định:
“Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình
thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo khác nhau, đồng bào theo
tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi
dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích
động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, làm phương hại đến lợi
ích chung của đất nước”1. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục để đồng
bào hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam và để đồng bào nhận thức đúng, đề cao
cảnh giác, không nghe theo kẻ xấu, không bị lợi dụng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
công dân, thực hiện đúng chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo.
Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải mang tính toàn diện,
tổng hợp, tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc, tôn giáo, chính sách dân tộc, tôn giáo cho đồng
bào các dân tộc, các tôn giáo. Phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật của Nhà nước, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc, truyền thống đoàn
kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai,
không ngừng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định
chính trị - xã hội. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng
nội lực, tạo sức đề kháng trước mọi âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù. Cần
tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc theo quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh: xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân phải dựa trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức dưới sự
lãnh đạo của Đảng; thực hiện đại đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài; mở rộng, da
dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân; kiên quyết đấu tranh loại trừ nguy cơ phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ
nhau giữa các dân tộc, tôn giáo; chống kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chống
tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti hoặc mặc cảm dân
tộc, tôn giáo. Chủ động giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở
các vùng dân tộc, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Thực hiện nghiêm
túc quan điểm mà Đại hội XII của Đảng đã nêu: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là
đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam,… tôn trọng những điểm khác biệt
không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc”2.
Thứ ba,
đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc, tôn giáo.
Đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các chương trình, dự án an sinh xã hội; ưu tiên
phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc, vùng tôn giáo, tạo mọi điều
kiện để đồng bào các dân tộc, các tôn giáo nhanh chóng xóa đói giảm nghèo, tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhất là đối tượng người cao tuổi, trẻ em và
phụ nữ vùng sâu, vùng xa; tích cực phổ cập giáo dục phổ thông, nâng cao dân
trí, không để “tái mù” và xảy ra tình trạng “bản trắng” ở vùng sâu, vùng xa.
Chăm lo đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo; tạo
điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo tổ chức
các lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hóa - thể thao, bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc dân tộc. Đây cũng
là một trong những giải pháp quan trọng, có ý nghĩa nền tảng để vô hiệu hóa các
âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, vì xét đến cùng khi đời
sống vật chất, tinh thần được nâng cao, đồng bào sẽ đoàn kết, tin tưởng vào chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ công
dân thì không kẻ thù nào có thể lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá.
Thứ tư, nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ các cấp, các
ngành, đoàn thể; chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn
của đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác dân tộc, tôn giáo ở địa phương.
Thực hiện chính sách ưu tiên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ
cán bộ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, tôn giáo. Đổi mới công tác dân
vận ở vùng dân tộc, tôn giáo theo phương châm: chân thành, tích cực,
thận trọng, kiên trì, vững chắc; sử dụng những phương pháp phù hợp với đặc
thù từng dân tộc, từng tôn giáo.
Thứ năm,
chủ động đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, làm thất bại mọi âm mưu,
thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực
thù địch; kịp thời giải quyết tốt các “điểm nóng” liên quan đến vấn
đề dân tộc, tôn giáo. Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, dập tắt
mọi âm mưu, hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, kích động lôi kéo đồng
bào gây rối, bạo loạn. Cần thường xuyên vạch trần bộ mặt phản động của các thế
lực thù địch, phản động để nhân dân nhận rõ và không bị lừa bịp. Đồng thời, vận
động, bảo vệ đồng bào các dân tộc, tôn giáo để đồng bào tự vạch mặt những thủ
đoạn xảo trá của chúng. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại
chúng trong cuộc đấu tranh này. Khi xuất hiện “điểm nóng”, cần tìm rõ nguyên
nhân, có biện pháp giải quyết kịp thời, không để lan rộng, không để kẻ thù lấy
cớ can thiệp; xử lý nghiêm minh theo pháp luật những kẻ cầm đầu, ngoan cố chống
phá cách mạng. Đồng thời, kiên trì thuyết phục, vận động những người nhẹ dạ, cả
tin nghe theo kẻ xấu quay về với cộng đồng; đối xử khoan hồng, độ lượng, bình
đẳng với những người lầm lỗi đã ăn năn, hối cải, phục thiện.
Vấn đề dân tộc, tôn giáo là rất quan trọng, nhưng cũng rất
nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, nhằm mưu đồ chuyển
hóa chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với toàn xã hội. Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ góp phần làm thất
bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong bất cứ điều
kiện, hoàn cảnh nào./.
Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa