Trong
bối cảnh hiện nay, "xã hội dân sự" được nhìn nhận là
một vấn đề chính trị, xã hội hết sức phức tạp và nhạy cảm. Sự
sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũng như biến
động chính trị trên thế giới thời gian qua như "Cách mạng màu" ở các
nước hay "Mùa xuân Ảrập" ở Bắc Phi và Trung Đông cho thấy các lực lượng
đối lập đã triệt để lợi dụng vấn đề
"xã hội dân sự" để tập hợp lực lượng lật đố chính quyền
đương nhiệm. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch cũng đã và đang lợi dụng vấn đề "xã hội dân sự" để thúc đẩy
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" vói âm mưu thay đổi chế độ
chính trị ở Việt Nam.
Để thực hiện âm mưu tác động gây chuyển
hóa chính trị ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết tiến
hành một số hoạt động sau:
Một là, tuyệt đối hóa tính "độc lập" tương đối của xã hội dân sự với Nhà nước. Các thế lực phản động bằng nhiều
chiêu bài khác nhau để đẩy mạnh tuyên truyền về cái gọi là ranh giới giữa nhà
nước với xã hội dân sự, giữa "công" và "tư", giữa
"chính trị" và "phi chính trị". Theo đó, xã hội dân sự được
đề cao, tuyệt đối hóa, được mô tả như là mô hình xã hội nhân đạo, tốt đẹp, dân
chủ; ngược lại, nhà nước là cơ quan bảo thủ, chuyên chế và cưỡng bức.
Thực chất, trên đây là các luận điệu tuyên
truyền nhằm làm cho vai trò tổ chức, quản lý xã hội của Nhà nước bị suy yếu,
qua đó không ngừng cổ súy cho xã hội dân sự, tạo môi trường xã hội cho sự ra đời
của các tổ chức chính trị đối lập với Đảng núp dưới danh nghĩa là xã hội dân sự.
Hai là, lợi dụng xã hội dân sự để đòi hỏi về dân chủ hóa. Các
thế lực phản động có thể lợi dụng vấn đề xã hội dân sự để đòi Nhà nước phải bảo
đảm tự do vô giới hạn trong các lĩnh vực. Họ coi hình thành xã hội dân sự độc lập
về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc bảo đảm quyền tự do, dân chủ của
công dân và các quyền con người. Lợi dụng các quyền
con người, đặc biệt là cổ súy thái quá tự do cá nhân,
thông qua quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do
biểu tình... Hơn nữa, các thế lực phản động tuyên truyền, khuyến khích mỗi công
dân có quyền bày tỏ chính kiến không giới hạn và liên kết vơi những người khác
hình thành các tổ chức "độc lập" tham gia vào đời sống cộng đồng,
thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Ba là, lợi dụng viện trợ, quan hệ kinh tế, thương mại, ngoại giao để gây sức ép về dân chủ,
nhân quyền, đòi thành lập các hội, các tổ chức độc lập về chính trị; tác động
và gây sức ép đòi thay đổi đường lối, chính sách, hệ thống pháp luật và lĩnh vực
tư pháp. Bằng các hình thức tài trợ khác nhau cho một số tổ chức xã hội dân sự,
các thế lực phản động nhằm mục đích chính trị là hậu thuẫn cho các thế lực hoạt
động chống phá cách mạng nước ta; lợi dụng vấn đề tự do lập hội để tập hợp lực
lượng đối trọng với Đảng, Nhà nước ta, gây sức ép và đòi đa nguyên chính trị,
đa đảng đố lập nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Bốn là, thông qua môi trường xã hội dân sự, các lực lượng phản động lôi kéo quần chúng vào hoạt
động dưới danh nghĩa vì mục tiêu chung, "thúc đẩy sự tham gia của người
dân vào công việc của chính quyền", dùng chiêu bài phản biện chính sách,
phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường..., từ
đó tạo ra những tâm lý phản kháng, tinh thần đấu tranh của quần chúng chống lại
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, gây mất ổn định chính trị, xã
hội. Từ các hoạt động này, các lực lượng phản động
nhằm làm suy yếu và vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của
Nhà nước, đưa xã hội rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, tạo điều kiện
cho sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, một mặt phải nâng cao cảnh
giác, phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu lợi dụng vấn đề
xã hội dân sự của các thế lực thù địch, mặt khác cần tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức xã hội.
Nguyễn Hùng
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa