Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

TRÁCH NHIỆM VÀ NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỐI VỚI MỖI CẤP ỦY, MỖI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC ‘‘DIỄN BIẾN HÒA BÌNH’’ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


Sonkq
Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, tại Đại hội XII, Đảng ta khẳng định định hướng quan trọng về nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề Đảng cầm quyền. Trên cơ sở đó, tiếp tục lý giải ở tầm tương xứng, ở mức sâu hơn công việc phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong tiến trình đổi mới và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, bảo đảm cho Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, trực tiếp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đặt đúng vị trí và vai trò của Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ phát triển đất nước.
Do đó, tiếp tục xác lập cho được một tổng thể giải pháp phù hợp, thống nhất và hiệu quả trên công việc này. Trong rất nhiều giải pháp, đâu là giải pháp căn bản, cái gì là chủ yếu, đâu là việc có ý nghĩa lâu dài, đâu là phương pháp cấp bách trước mắt, cần làm ngay theo tinh thần gắn bó hữu cơ với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Ở đây, điều cần khắc sâu là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là những người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị... phải là tấm gương sống mẫu mực, là nhân cách văn hóa đối với đồng sự và cấp dưới. Không như thế khó nói tới việc phòng ngừa “tự diễn biến ”, “tự chuyển hóa ” của mỗi cán bộ, đảng viên.
Những quan điểm, chủ trương có tính chủ đạo chiến lược của Đảng trước việc giải quyết vấn đề ấy, thực hiện những loại giải pháp ấy, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả nhằm vừa giữ vững sự ổn định trên tầm vĩ mô, vừa thúc đẩy sự nghiệp đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ. Ở đây, bao gồm rất nhiều loại công việc. Chẳng hạn, nói coi trọng công tác tư tưởng, lý luận, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thì gồm những vấn đề gì, công việc cụ thể ra sao, ai làm và làm như thế nào? Và, nếu khẳng định sự kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý kinh tế - xã hội, tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa... thì cụ thể ra sao, đòi hỏi những điều kiện gì về pháp luật, về những công cụ quản lý kinh tế - xã hội vĩ mô, về những chính sách động lực, về tổ chức lực lượng, về phương thức phối hợp, về điều kiện vật chất - kỹ thuật,... chứ không dừng lại ở quyết tâm chung chung. Nghĩa là những “khoảng trống” về tư tưởng, về nhận thức phải được lấp đầy; những “cục bướu” ác tính về con người phải được chữa trị, cắt bỏ; những “cục nghẽn mạch” về tổ chức - bộ máy phải được chỉnh đốn, đổi mới; những kẽ hở, những “lỗ thủng” về cơ chế... cần được rà soát và xử lý kịp thời, hữu hiệu.
Cùng với vấn đề đó, còn rất nhiều vấn đề nữa. Vì, liên quan tới công việc khó khăn, phức tạp, nhưng rất tinh tế này gắn bó hữu cơ với hàng loạt các vấn đề khác: về cơ chế kiểm tra, giám sát; cơ chế thực thi dân chủ; vấn đề thưởng phạt; bảo đảm những điều kiện cần và đủ về bộ máy và cán bộ; về huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn thể nhân dân; về hoàn thiện hệ thống kỷ luật và pháp luật; về sự phối hợp đồng bộ các cơ quan chức năng: công an, quân đội, kiểm sát, tòa án... đáp ứng phù hợp và cụ thể ở từng phương diện, trên từng lĩnh vực, với từng đối tượng... nhằm nâng cao khả năng thực thi hiệu quả việc phòng, chống “diễn biến hòa bình” gắn với phòng, chống và ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong từng cấp ủy, mỗi cấp chính quyền trong mối quan hệ với từng cán bộ, đảng viên... Phải phát hiện, tháo gỡ những lực cản, những chướng ngại, những vướng mắc không chỉ về chủ quan mà cả về khách quan, từ nâng cao nhận thức, tư tưởng tới dỡ bỏ những ách tắc về đổi mới thể chế, cơ chế vận hành; từ đổi mới phương pháp thực thi tới đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát và từng bước hoàn thiện về chế độ, chính sách khác...
Rõ ràng, dù công việc chính yếu hướng về và thuộc về mỗi cán bộ, đảng viên, nhưng chính là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, với sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị. Đặc biệt lưu ý, việc giải quyết những vấn đề bảo đảm sự thống nhất về nhận thức, dỡ bỏ những bất cập trong vận hành cơ chế một cách cụ thể trên những phương diện cụ thể hiện nay, là rất cấp bách không thể trì hoãn, đối với mỗi cấp ủy, từng cơ quan, đơn vị hiện nay.
Việc phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” gắn với phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay là một trong những vấn đề cấp bách, cũng là rất khó, rất phức tạp, đòi hỏi giải quyết phải rất khoa học, rất công phu và phải rất tinh tế và hiệu quả, để tránh những hậu quả không đáng có trong tình hình hiện nay. Kinh nghiệm cho thấy, sự suy thoái về đạo đức, lối sống có nguy cơ dẫn tới sự phản bội về chính trị, sự sụp đổ về chính trị. Toàn thể dân tộc đang đòi hỏi Đảng ta phải làm thật tốt công việc này, mà bản lĩnh chính trị, bản lĩnh hành động cách mạng và bản lĩnh sống của mỗi cán bộ, đảng viên giữ vị trí hết sức quan trọng. Đó chính là năng lực chủ động đề kháng và tự đề kháng của mỗi cán bộ, đảng viên, mà không ai có thể thay thế được.

1 nhận xét:

  1. Mỗi cán bộ, đảng viên hãy là những tấm gương sáng trong chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật

    Trả lờiXóa