Hồ Văn
“Cá
nhân” không xấu, có cá nhân mới thành cộng đồng, mới thành xã hội. Còn chủ
nghĩa cá nhân là sự tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, dễ dẫn tới cái xấu, cái ác…
Có thể nhận diện chủ nghĩa cá nhân trong Đảng ta hiện nay trên năm biểu hiện
chủ yếu:
MỘT
LÀ, tách rời lợi ích của cá nhân mình với lợi ích của
Đảng và Nhân dân. Đảng ta khẳng định: Đảng ra đời và phát triển không phải với
mục đích tự thân, mà là vì độc lập của Tổ quốc; vì tự do và hạnh phúc của Nhân
dân. Tất cả đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ đều chỉ nhằm mang lại
lợi ích cho Nhân dân. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn luôn xứng đáng vừa
là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Tự tách
mình ra khỏi Đảng chính là biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa cá nhân.
HAI
LÀ, chỉ biết lo cho lợi ích cá nhân mình. Trong tác
phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Bác viết: “Việc
gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi
người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. Lâu nay, mọi người đều thấy hiện tương
“chạy” với đủ các kiểu: Chạy bằng cấp, chạy huân chương, chạy danh hiệu, chạy
tuổi, chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch, chạy việc, chạy…
tội!
BA
LÀ, coi cái tôi cao hơn tất cả, bất chấp đường lối,
chủ trương, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cán bộ lãnh đạo mưu cầu lợi
ích cá nhân, coi thường nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Họ thường
tìm kẽ hở trong các quyết định của Đảng, pháp luật Nhà nước để làm lợi cho lợi
ích cá nhân mình, gia đình mình, nhóm mình. Trong công tác, họ đặt quyền lợi
của cá nhân mình, gia đình mình, nhóm mình cao hơn tất cả, hoặc coi lợi ích cá
nhân là duy nhất.
Đối với tổ chức thì họ
giấu giếm khuyết điểm, sai lầm của mình; lũng đoạn, kéo bè kéo cánh, gây mất
đoàn kết, bao che tội lỗi, sai lầm của những người cùng cánh. Họ coi tổ chức
chỉ là công cụ để trục lợi cá nhân, nói không đi đôi với làm. Bác chỉ rõ: “Do
cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh
thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của
Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”.
BỐN
LÀ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Hồ Chí Minh coi
tham nhũng, lãng phí, quan liêu là giặc nội xâm, thứ giặc nằm ngay trong mỗi
người, nằm ngay trong tổ chức của hệ thống chính trị. Lãng phí biểu hiện trong
chi tiêu ngân sách, đầu tư… Quan liêu đi kèm với tham nhũng và lãng phí. Sự
lỏng lẻo trong kiểm soát, kiểm tra, giám sát tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân hoành
hành. Nhiều vụ án về tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước đều có nguyên
nhân từ chủ nghĩa cá nhân; nó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm
băng hoại các giá trị văn hóa đạo đức; nguy hại nhất là gây ra sự suy giảm niềm
tin của nhân dân, của xã hội đối với Đảng và Nhà nước.
NĂM
LÀ, phản bội Đảng, phản bội chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đây là biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa cá nhân. Họ bán bí mật quốc gia, từ bỏ
lợi ích quốc gia; có hành động chống đối hoặc cổ súy cho những hành động chống
đối chế độ, lợi dụng truyền thông để xuyên tạc sự thật lịch sử, bôi đen chế độ,
bôi xấu lãnh tụ Đảng và Nhà nước, vu khống nhằm hạ uy tín cán bộ lãnh đạo…
Nhận diện chủ nghĩa cá
nhân trong tình hình hiện nay để góp phần ngăn ngừa và kiên quyết chống có hiệu
quả. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là không tôn trọng lợi ích cá
nhân. Nhưng khi lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách
mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập
thể. Bác Hồ chỉ dạy: “Vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải
đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá
nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích
của Đảng”./.
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh thường xuyên, lâu dài, phức tạp, thậm chí có cả hy sinh, mất mát, đòi hỏi phải thực hiện một cách quyết liệt, triệt để với nhiều biện pháp đồng bộ, kiên trì và liên tục.
Trả lờiXóa