Hoahuongduong
Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận là một trong những chức năng cơ
bản của công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Thực chất của cuộc đấu tranh này
là sự “giành giật” con tim, khối óc và phương hướng chính trị trên thế giới,
khu vực và trong nước đang diễn ra vô cùng phức tạp hiện nay, từ thực trạng
chất lương chính trị của Quân đội ta, đang đặt ra cho các hoạt động của công
tác tư tưởng, lý luận trong Quân đội nhiệm vụ quan trọng – đấu tranh chống lại
quan điểm “phi chính trị hóa” của các thế lực thù địch. Trong cuộc đấu tranh
này, đòi hỏi mỗi tổ chức, mỗi cán bộ,chiến sĩ phải luôn tiên phong, không ngơi
nghỉ, tiến hành mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực, góp phần tạo nên sức mạnh tổng
hợp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Do vậy, để đổi mới và tăng cường
hơn nữa công tác tư tưởng, lý luận làm thất bại các quan điểm “phi chính trị
hóa” quân đội, cần tập trung thực hiện tốt các nội dung giải pháp sau:
Trước hết, kết hợp chặt chẽ giữa công tác giáo dục quán triệt đường lối
chính trị, quân sự của Đảng với giáo dục lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, nhiệm vụ của quân đội, đơn vị.
Nâng cao giác ngộ chính trị giai cấp và củng cố vững chắc niềm tin cộng
sản, xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, là nhiệm vụ hàng đầu và
thường xuyên của công tác tư tưởng lý luận. Bởi vì: Phương sách tốt nhất để
chống lại sự phá hoại về chính trị, tư tưởng của kẻ địch là xây dựng nội bộ
quân đội mạnh về tư tưởng, chính trị. Với âm mưu phá hoại của kẻ địch là tìm
chỗ sơ hở, yếu kém về bản lĩnh chính trị trong nội bộ Quân đội ta để đưa hệ tư
tưởng tư sản vào. Âm mưu đó sẽ không thể thành công nếu Quân đội ta chủ động xây
dựng chất lượng chính trị, tư tưởng vững vàng, tạo được sức miễn dịch, đề kháng
tốt, sẽ không còn kẽ hở để địch chống phá, và như vậy, ta đã tạo được thế chủ
động ngăn chặn từ xa. Trong cuộc đấu tranh giai cấp ở Nga, V.I.Lênin đã thẳng
thắn chỉ ra rằng: “không ai có thể tiêu diệt được chúng ta ngoài những sai lầm
của bản thân chúng ta, nếu chúng ta không mặc sai lầm, tự đánh đổ mình”[1].
Giáo dục, nâng cao nhận thức, giác ngộ, chính trị là một công việc đòi
hỏi sự bền bỉ, thường xuyên bằng nhiều hình thức tích cực, phong phú sát với
điều kiện thực tế từng đơn vị. Mỗi nội dung giáo dục phải lý giải thật rõ ngọn
nguồn, gốc tích và những yêu cầu về lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Trong
giáo dục phải biết kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục quán triệt đường lối của Đảng
với giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với nhiệm vụ của quân
đội, của mỗi đơn vị hiện nay. Bằng nhiều hình thức giáo dục, tuyên truyền cổ
động, làm cho mỗi cán bộ chiến sỹ trong quân đội nắm vững mọi âm mưu thủ đoạn
chống phá của kẻ thù, nhận rõ sự thâm độc, nguy hiểm, thực chất thủ đoạn lừa
bịp của các quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội, có bản lĩnh chính trị vững
vàng, niềm tin sát đá vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, vào khả năng và
sức mạnh của chính Quân đội ta, của đơn vị mình. Niềm tin là vũ khí hiệu quả
nhất đập tan sự phá hoại của kẻ thù về chính trị, tư tưởng trong nội bộ Quân
đội.
Thứ hai, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng góp phần nâng cao
chất lượng công tác tư tưởng, lý luận của Quân đội.
Đây là một nguyên tắc bất di bất dịch. Chừng nào quân đội còn tồn tại thì
không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng. Buông lỏng, coi nhẹ, hạ thấp vai trò
lãnh đạo của Đảng cũng đồng nghĩa với “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay
trong nội bộ các tổ chức đảng của quân đội và như vậy chúng ta lại tự “phi
chính trị hóa” theo mưu đồ của kẻ địch. Do đó, tiến hành công tác tư tưởng
trong quân đội hiện nay, phải khẳng định và tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả
quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng đến cán bộ, chiến sĩ, tạo nên niềm
tin vững chắc trong cán bộ, chiến sĩ đối với Đảng. Theo đó, tính Đảng, tính
chiến đấu phải được thể hiện “sắc nét” đối với mỗi hoạt động, mỗi nhiệm vụ của
công tác tư tưởng trong Quân đội; ngay trong từng tổ chức đảng của Quân đội
cũng phải làm tốt công tác chính trị, tư tưởng. Bởi tổ chức đảng có vững vàng
về chính trị, tư tưởng mới có sức thuyết phục đối với công tác giáo dục, tuyên
truyền trong đơn vị. Vì vậy, cùng với công tác xây dựng Đảng, công tác tư tưởng
phải tập trung xây dựng Đảng bộ quân đội, các tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân
đội thực sự trong sạch vững mạnh, đặc biệt là về vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và đạo đức.
Thứ ba, làm sâu sắc hơn tính chất phản khoa học và phản động về chính trị
của các quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội, kết hợp chặt chẽ và phát huy
đồng bộ sức mạnh của công tác tổ chức, cán bộ, chính sách.
Công tác tư tưởng, lý luận phải tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống
về nguồn gốc, bản chất, động cơ chính trị và những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
của các quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội; đặc biệt, quan tâm nghiên cứu
nghiên cứu sự liên kết của quan điểm này đối với các hệ thống quan điểm cơ bản
khác trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá
Quân đội ta; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên
của Quân đội là bước chuyển đi tới “phi chính trị hóa” quân đội. Từ đó, phải
nhận thức cho đúng sự lừa bịp, che đậy tham vọng khống chế quân đội, chuyển
quân đội sang tay giai cấp khác của chủ nghĩa đế quốc với Quân đội ta hiện nay.
Do vậy, công tác tư tưởng, lý luận trong Quân đội ta phải hết sức tỉnh táo,
nhạy bén và thực sự cứng rắn trước những quan điểm phản động đó; kịp thời nắm
bắt, dự báo và kiến nghị với các tổ chức đảng trong Quân đội về tình hình tư
tưởng, chính trị của bộ đội. Đồng thời, có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn và
đẩy lùi những luồng tư tưởng phản động có thể lan tràn vào Quân đội và trong xã
hội bằng các giải pháp công tác tư tưởng, lý luận ngay tại đơn vị cơ sở.
Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong Quân đội, tạo nên một hệ thống
hoạt động công tác đảng, công tác chính trị có hiệu quả cao. Công tác tư tưởng
trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ hiện đại như hiện nay không
thể chỉ là những bài giáo huấn giáo điều, không thể chỉ có động viên, hô khẩu
hiệu chung chung mà các giải pháp của công tác tư tưởng phải gắn kết và triển
khai đồng bộ với công tác cán bộ, công tác tổ chức và chính sách. Cùng với đó,
Quân đội phải thực hiện tốt chức năng một đội quân công tác, đoàn kết chặt chẽ
với cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương nơi đóng quân,
tạo nên một “hàng rào chính trị tư tưởng” vững chắc không để có các kẽ hở, có
cơ hội cho các quan điểm sai trái lọt vào quân đội và trong xã hội. Chủ động về
chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân là kế sách tối ưu của công
tác tư tưởng trong cuộc đấu tranh này.
Quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của bất cứ một kiểu quân đội nào
trên thế giới cũng đều gắn liền với vấn đề chính trị, hay nói một cách khác nó
là “con đẻ” của chính trị, luôn luôn chứa đựng trong lòng nó bầu máu nóng chính
trị. Điều quan trọng, cần phải nhận thức đúng “cái chính trị’’ ấy là của giai
cấp nào. Để chúng ta không được mơ hồ về một quân đội “phi chính trị”, một quân
đội trung lập. Bài học trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của Quân
đội ta là bất cứ một công việc gì, dù khó khăn, phức tạp tới đâu, muốn thực
hiện tốt, trước hết phải thông suốt về tư tưởng trong lúc này cũng đồng nghĩa
với sự thoái lui, tự khuất phục trước thù, tự mình làm yếu đi chỗ mạnh của
mình. Đứng trước các quan điểm thù địch, phản động ấy, đòi hỏi công tác tư
tưởng, lý luận phải làm cho Quân đội luôn kiên định lập trường giai cấp, đấu
tranh bảo vệ tư tưởng có hiệu quả chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, củng cố và giữ vững
niềm tin khoa học vào lý tưởng cộng sản, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa,
cảnh giác cách mạng, phân biệt đúng đắn bạn, thù, luôn nhạy cảm về chính trị,
sức đề kháng miễn dịch chính trị cao, sẵn sàng đập tan mọi quan điểm, luận điệu
xuyên tạc của kẻ thù; xây dựng Quân đội thực sự tinh nhuệ về chính trị, luôn
luôn là lực lượng xung kích trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”,
“bạo loạn lật đỏ, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Quân đội. Và Quân đội phải là lực lượng tuyệt đối trung thành với Đảng,với Tổ
quốc, với nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa hiện nay./.
Để đấu tranh chống âm mưu “phi chính trị hóa quân đội” chúng ta phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hoà bình” của kẻ thù trên tất cả các lĩnh vực.
Trả lờiXóa