Tuhq
Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề
cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ rõ 3 vấn đề cấp bách, trong đó vấn
đề cấp bách thứ nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tuy
nhiên, việc kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI chưa chỉ
ra được bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị là
ai, ở đâu. Đến Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục nhận định tình hình suy thoái về
tư tưởng chính trị diễn biến phức tạp, nhưng vẫn chưa chỉ rõ biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị là gì.
Điểm
mới của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là đã chỉ ra 9 biểu hiện suy thoái về
tư tưởng chính trị. Trong đó, có những biểu hiện như: Phai nhạt lý tưởng cách mạng;
dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xa
rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội;
phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái; nhận thức sai lệch về
ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Cùng với việc chỉ ra 9 biểu hiện
suy thoái về tư tưởng chính trị, Nghị quyết cũng chỉ ra 9 biểu hiện suy thoái về
đạo đức, lối sống; 9 biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có
thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại
lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Xác
định rõ mục tiêu là nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện
và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, Nghị quyết chỉ ra 3 quan điểm. Trong đó,
Trung ương khẳng định quyết tâm: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh
giá đúng sự thật. Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến
lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách”.
Để
Nghị quyết đi vào cuộc sống, các tổ chức Đảng, cấp ủy cần tập trung chỉ đạo thực
hiện thật tốt các giải pháp nổi bật sau:
Một
là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong các tổ chức Đảng và đảng
viên về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập,
nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng
năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức
mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TƯ, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị.
Hai
là, tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đẩy mạnh công tác tổng
kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nhất là những mô hình mới, kinh nghiệm hay;
khuyến khích phát triển tư duy lý luận phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng.
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị gắn với ứng
dụng thực tế, tăng cường kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học. Chủ
động nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên để có chủ trương, giải
pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Ba
là, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Xây dựng quy định tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né
tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh; cấp trên gợi ý
kiểm điểm và trực tiếp dự, chỉ đạo ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu
hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Hoàn thiện quy chế đánh giá
cán bộ một cách khoa học, phù hợp; quy định lấy phiếu tín nhiệm ở các cấp, các
ngành định kỳ hoặc đột xuất.
Bốn
là, chủ động chuẩn bị các phương án, biện pháp cụ thể, sát với tình hình; xây dựng
lý luận sắc bén để đấu tranh, phản bác có hiệu quả đối với các quan điểm sai
trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội
và bất mãn chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Năm
là, hoàn thiện quy chế về kỷ luật phát ngôn đối với cán bộ, đảng viên; xử lý
nghiêm những cá nhân, nhóm người cấu kết với nhau, lợi dụng vấn đề dân chủ,
nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền, xuyên tạc và có hành vi nói, viết,
lưu trữ, phát tán tài liệu sai trái. Tổ chức diễn đàn trao đổi, đối thoại những
vấn đề còn có nhận thức, quan điểm khác nhau liên quan đến đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Sáu
là, hoàn thiện quy định về tổ chức, bộ máy và công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
bảo đảm sự trong sạch về chính trị trong nội bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp
chiến lược. Chú trọng nắm tình hình và giải quyết tốt vấn đề chính trị hiện
nay; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các đối tượng chống
đối, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị. Rà soát, hoàn thiện quy định về quản lý
cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, lao động và công tác ở nước ngoài.
Bảy
là, xây dựng quy định xử lý những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có lời nói và việc làm biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” nghiêm trọng.
Những giải pháp này rất hay, cần thực hiện nghiêm túc
Trả lờiXóa