Hoahuongduong
Sau giai đoạn Đổi Mới, các tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam trỗi dậy và
phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thị
trường của thế giới. Trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin truyền thông
chúng ta vẫn có thể thấy được rằng cứ vào dịp lễ, Tết. Những đoàn người đi hành
hương đến các miếu, chùa tại Việt Nam. Hình ảnh về đốt vàng mã khói mù trời
từng là tâm điểm tranh luận của nhiều tờ báo. Nhà xã hội học Peter Berger từng
có ẩn dụ là “Mái vòm linh thiêng” nhằm lập luận rằng tôn giáo thiết lập cho thế
giới một trật tự nhất định về đạo đức và tinh thần của con người, khi chúng ta
bước ra khỏi cái “mái vòm” đó chính là rơi vào một nơi tối tăm đầy hỗn loạn.
Mặt khác, khi hội nhập vào nền kinh tế thị trường cùng với nền văn hóa
của nơi đó. Gần như các niềm tin tôn giáo của con người bị “thương phẩm hóa”
(commodification). Quá trình “thương phẩm hóa tôn giáo” này biến các niềm tin
và thực hành tôn giáo của con người thành những món hàng hóa trên thị trường
tôn giáo. Điều này không làm cho tôn giáo suy yếu hay mất đi tính thiêng liêng
của nó như một số học giả thế tục hóa lập luận, mà quá trình này đã thúc đẩy sự
“giải thế tục hóa” làm tăng cường niềm tin tôn giáo khi chỉ xét ở Việt Nam hay
các quốc gia Đông Á khác.
Có lẽ chùa Ba Vàng được báo Lao Động đề cập là ví dụ điển hình về việc
buôn bán hàng hóa tôn giáo một cách rất thuận lợi với các lập luận như:
“Kinh doanh ế ẩm do 36 kiếp trước tạo ác nghiệp nên kiếp này vong phá không cho làm, muốn yên ổn thì phải cúng dường (công đức) 6,8 triệu đồng”;
“Bị ung thư vú, 42 kiếp trước không chăm sóc em gái, lại làm nhiều việc ác như cướp đất nên kiếp này, vong về oán cho phải bệnh. Muốn khỏi, phải đóng vào chùa 7,1 triệu đồng.”
“Kinh doanh ế ẩm do 36 kiếp trước tạo ác nghiệp nên kiếp này vong phá không cho làm, muốn yên ổn thì phải cúng dường (công đức) 6,8 triệu đồng”;
“Bị ung thư vú, 42 kiếp trước không chăm sóc em gái, lại làm nhiều việc ác như cướp đất nên kiếp này, vong về oán cho phải bệnh. Muốn khỏi, phải đóng vào chùa 7,1 triệu đồng.”
Nhưng có lẽ đáng lưu tâm hơn chính là hình ảnh nữ sinh giao gà bị cưỡng
hiếp trong thời gian vừa qua còn chưa lắng xuống. Thì bà Phạm Thị Yến của chùa
Ba Vàng lại nói rằng cô nữ sinh ấy bị hiếp dâm bởi vì “Nguyên nhân chính không
phải là nguyên nhân đi ship hàng (gà) mà khiến bị hiếp như vậy. Nguyên nhân
chính phải do các ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp… Bạn ấy trong tiền kiếp
có 2 loại tội, tội thứ nhất là sát hại chúng sinh dã man, tội thứ 2 là về mặt
thân thể trinh tiết của người khác bạn ấy xâm phạm. Nên bạn ấy bị quả báo”.
Những lập luận của bà Yến như vậy những người ngoài cuộc như chúng ta
nghe tưởng chừng như vô lý. Nhưng lại được rất nhiều tín đồ tin tưởng rằng là
hợp lý. Lý giải cho việc vì sao những tín đồ của bà Yến lại tin những câu
chuyện về vong theo, có lẽ có nhiều cách lý giải khác nhau như Philip Taylor
cho rằng việc đưa tiền cho các vong hồn như là hiện thân của mối quan hệ thị
trường. Nền kinh tế thị trường hiện nay làm cho con người cảm thấy bất lực, bị
điều khiển bởi các thế lực vô hình đầy sức mạnh vì thế việc nương tựa vào bà
Yến và đưa tiền cho bà ấy như là cách xoa dịu nỗi bất an trong lòng của các tín
đồ.
Nhưng dưới góc độ quản lý nhà nước, có lẽ cơ quan chức năng nên quan tâm
hơn đến các hình thức tôn giáo kiểu như chùa Ba Vàng hiện nay để giải quyết một
cách hợp lý để không có hình ảnh của nạn nhân xấu số nào bị đưa lên Youtube rao
giảng là nghiệp báo họ từ kiếp trước nên kiếp này họ phải bị như vậy.
Phải xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm trọng vụ này
Trả lờiXóa