Hiện nay, vấn đề sử dụng mạng internet đang được các thế lực phản
động trong và ngoài nước xem như là một công cụ, phương tiện để tuyên
truyền các quan điểm sai trái, phản động nhằm chống phá công cuộc đổi
mới, hội nhập của đất nước và hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt
Nam. Do đó, việc vạch trần bản chất phản động và kiên quyết đấu tranh chống
các quan điểm sai trái, thù địch trên internet là nhiệm vụ cấp thiết hiện
nay.
Ở Việt Nam hiện nay đã
có bước phát triển đột phá, mạnh mẽ, tính đến năm 2017, có khoảng 53% dân số
dùng internet tại Việt Nam, tăng 6% so với năm 2016, đồng thời có khoảng gần 45
triệu người dùng mạng xã hội, chiếm gần 48% dân số cả nước. Số lượng thuê bao
di động rất lớn chiếm khoảng 125 triệu người; trong đó, hơn 41 triệu người
thường xuyên sử dụng di động để lướt web bởi sự nhỏ gọn, tiện lợi của nó. Điều
đó cho thấy, internet là phương tiện ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời
sống xã hội, bởi khả năng chứa với dung lượng lớn, tốc độ truyền thông tin
nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là những
thông tin chính trị trên internet luôn có ảnh hưởng to lớn, mạnh mẽ đến xã
hội và người dùng mạng, rõ nhất là ở những khu vực đô thị mật độ dân số
đông, dân trí cao. Các thông tin chính trị chiếm vị trí quan trọng nhất trong
sự quan tâm của nhân dân, đặc biệt là thông tin chính trị, được khai thác
từ internet, nhất là trên các mạng được tái truyền thông mở rộng trong xã
hội theo các con đường khác nhau. Các loại hình thông tin này có sức lan tỏa
mạnh trong xã hội, nó tồn
tại và được bảo toàn như một kho dữ liệu mở cho mọi đối tượng ở bất cứ nơi nào
trên thế giới. Do tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin, khả năng
“gây nhiễu” lại khá rộng,... nên bên cạnh những thông tin chính thống, thì
những quan điểm sai trái trên internet có khả năng ảnh hưởng nhanh, rộng đến
nhiều đối tượng.
Để nâng cao
nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm đấu tranh chống các quan
điểm sai trái, thù địch trên mạnh internet hiện nay, đây được xem là vấn đề cấp bách nhằm làm
thất bại hệ thống các phương thức chống phá của các thế lực thù địch hiện nay.
Góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh Việt Nam trung thực, gần gũi,
thân thiện trong con mắt của bạn bè quốc tế, giúp cho Việt Nam tiếp tục hội
nhập sâu rộng hơn trong môi trường quốc tế, hòa bình, hợp tác, phát triển. Do
vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành, cơ quan, đội ngũ cán bộ đảng viên phải nhận
thức sâu sắc tính quyết liệt, phức tạp, lâu dài, thường xuyên trong cuộc đấu
tranh này, kết hợp chặt chẽ giữa giữ bên trong với chủ động ngăn ngừa.
Thường xuyên
cảnh giác, đấu tranh ngăn chặn, bác bỏ mọi luận điệu sai trái, thù địch trên
internet. Do
sự phát triển của các phương tiện kết nối internet, nên khó có thể cấm đoán
công dân khai thác thông tin trong một xã hội thông tin hiện đại. Vấn đề là,
chúng ta phải có những giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu sự truy nhập, tìm kiếm
thông tin sai trái và tác động của nó đối với nhận thức của những đối tượng
tiếp cận thông tin. Để làm tốt việc này, cần chú trọng một số nội dung:
Luôn nâng cao kiến thức về mọi mặt,
nhất là đối với cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên, để họ giữ vững bản lĩnh
chính trị, có phương pháp xem xét, tiếp cận thông tin một cách đúng đắn, khoa
học.
Nâng cao cảnh giác, đấu tranh với những
nhận thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các nguồn thông tin ngược chiều với
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Bản thân mỗi người có ý thức tự giác,
kỷ luật trong quá trình tiếp xúc thông tin; chấp hành tốt các quy định về quyền
thông tin, phạm vi thông tin, tích cực đấu tranh chống phao tin đồn nhảm, lưu
truyền thông tin xấu, thông tin thất thiệt.
Các cơ quan hữu quan, cơ quan chuyên
trách cần có sự phân loại thông tin, điều chỉnh những cách thức đấu tranh, hạn
chế, bài trừ cho phù hợp. Theo đó, đối
với nguồn tin do những phần tử phản động tự tổ chức khai thác, đăng tải trên
internet và trên các trang báo mạng quốc tế, chúng ta kiểm tra, kiểm
soát chặt chẽ những thông tin đó xuất phát từ nguồn nào, nếu thấy
bất lợi, cần thiết dùng biện pháp kỹ thuật ngăn chặn kịp
thời.
Các bộ, các ngành chức năng phối hợp tổ
chức tốt công tác nắm tình hình, của đất nước về đường lối chính trị, kinh tế,
chính sách đối ngoại; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch
đối với nước ta. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái,
nhất là các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận. Đẩy mạnh hoạt động trên internet của báo
chí, truyền thông, Inetnet đang trở thành phương tiện hiện đại và phương
thức mang lại hiệu quả cao cho các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc
tuyên truyền, phổ biến và góp phần đưa các nghị quyết của Đảng vào thực tiễn
cuộc sống.
Như vậy, đấu tranh chống các quan điểm
sai trái, thù địch trên internet trong tình hình hiện nay là nhiệm vụ thường
xuyên, quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị, cần
được triển khai đồng bộ các chủ trương, giải pháp. Thực hiện tốt những vấn đề
cơ bản trên, sẽ góp phần hữu hiệu ngăn chặn, bác bỏ các luận điệu tuyên truyền,
xuyên tạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ tốt đẹp mà Đảng và nhân dân ta
đang xây dựng.
Thế Vinh
Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Trả lờiXóa