Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

Đằng sau vấn đề “Bàn về Đảng cầm quyền” của Nguyễn Đình Cống


Phong Lưu
         Ngày 27/3/2019, trên trang mạng cá nhân của Nguyễn Đình Cống có bài viết “Bàn về Đảng cầm quyền”. Cũng như các bài viết trước Nguyễn Đình Cống liên tục đưa ra các luận điệu xuyên tác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ, bôi nhọ, nói xấu đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Vậy mưu đồ của Nguyễn Đình Cống là gì? Đằng sau bài viết của ông ta về vấn đề Bàn về Đảng cầm quyền” có âm mưu, thủ đoạn “bốc mùi” như chính cái tên của ông ta ra sao? Chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn về lịch sử hào hùng của Đảng ta từ khi thành lập đến nay đã trải qua hơn 89 năm lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết lên những trang sử hao hùng của dân tộc.

   Như thực tiễn lịch sử đã chứng minh, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đưa Đảng ta từ vai trò một tổ chức chính trị vận động, tuyên truyền, tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng bước lên vũ đài một Đảng cầm quyền. Đây là sự biến đổi về chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là bước ngoặt mới trong lịch sử chính trị Việt Nam. Với vị thế của Đảng cầm quyền, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân cũ và mới, cũng như bảo vệ thành công chủ quyền, độc lập dân tộc. Những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta đã mở ra cơ hội phát triển cho đất nước. Sau khi thống nhất nước nhà, Đảng ta trăn trở tìm kiếm con đường đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới kinh tế. Có thể nhận định rằng, 30 năm đổi mới, đất nước đã có bước tiến dài và giành những thành tựu có ý nghĩa lịch sử và mang tầm vóc thời đại; đời sống nhân dân được cải thiện; an ninh, quốc phòng được giữ vững; hạ tầng cơ sở đã có vóc dáng hiện đại; thế và lực đất nước đã được tăng cường, đất nước ngày càng có vai trò trong cộng đồng quốc tế… 
     Trước hết, cần nói rõ thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên xây dựng học thuyết về Đảng Cộng sản, tuy nhiên, thời kỳ đó do chưa có Đảng Cộng sản nào lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền. Do đó, vấn đề Đảng Cộng sản cầm quyền chưa được các ông đề cập và nghiên cứu. Theo V.I.Lênin, Đảng Cộng sản cầm quyền là thuật ngữ dùng để chỉ các Đảng Cộng sản nắm chính quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản cầm quyền chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước dân tộc, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.
      Đảng cầm quyền giữ vai trò lãnh đạo, chi phối toàn bộ hệ thống chính trị trực tiếp là nhà nước. Bằng nhà nước và thông qua nhà nước để thực hiện cầm quyền của Đảng. Tùy vào điều kiện kinh tế – xã hội, truyền thống văn hóa của từng nước để đảng cầm quyền có phương thức tổ chức và hoạt động khác nhau, song đều nhằm mục đích là giành, thực thi và chi phối quyền lực nhà nước.
     Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng đại diện lợi ích của giai cấp công nhân, cho toàn thể nhân dân lao động, trở thành đội tiên phong chính trị của cả dân tộc. Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, có phương thức lãnh đạo đúng đắn. Đảng chẳng những phải lo những việc to lớn như phát triển kinh tế, văn hóa mà còn còn phải lo đến những việc tương, cà, mắm, muối - cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng”.
    Thứ hai, nội dung, phương thức lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi Đảng lãnh đạo giành được chính quyền, thiết lập Nhà nước (do dân chủ bầu cử) đây là công cụ để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của nhân dân thông qua chính quyền các cấp. Ðảng Cộng sản Việt Nam giành chính quyền, giữ chính quyền và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và do chính điều kiện lịch sử của đất nước giao phó.
      Như vậy, Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cầm quyền thông qua chính quyền Nhà nước, chính quyền ấy thực hiện tốt các nhiệm vụ của cách mạng, phù hợp với lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đảng là đầy tớ của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng xác định đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách đó và tổ chức nhân dân thực hiện. Đồng thời, Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về đường lối, chủ trương, chính sách đã đề ra.
     Thứ ba, thực tiễn sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, sự lãnh đạo và vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam càng được khẳng định. Đảng nhận rõ trách nhiệm cầm quyền của mình trước dân tộc, trước đất nước đề ra đường lối xây dựng và phát triển đất nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, của toàn xã hội, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những nguy cơ của một đảng cầm quyền; lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới thu được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử: kinh tế không ngừng phát triển, chính trị, xã hội ổn định, đối ngoại mở rộng, quốc phòng, an ninh được tăng cường; đời sống nhân dân, an sinh xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao.
    Có thể nói nội dung bài viết của Nguyễn Đình Cống mang đầy tính bất mãn và phản động, thiếu khách quan khoa học, ngụy biện, chứa nhiều độc hại ngầm phủ nhận lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Không thể lợi dụng việc góp ý với Đảng để tuyên truyền, bịa đặt, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
                                                


1 nhận xét: