SỰ SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
LÀ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ TỒN VONG CỦA ĐẢNG VÀ CHẾ ĐỘ MÀ NHÂN DÂN TA ĐANG XÂY
DỰNG
Đăng Đỏ
Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc
đổi mới (12/1986) đến nay, do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ
quan, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị cùng với suy thoái về đạo đức,
lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn biến phức tạp. Đại
hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) tiếp tục nhận định tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số
rất ít cán bộ, đảng viên, bị phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúi giục,
mua chuộc, đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ” đã chỉ rõ chín biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị.
Cùng với đó, Nghị quyết cũng chỉ ra chín biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối
sống và chín biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đó là bước phát triển
về nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong đó nguy hiểm nhất là sự phai nhạt
lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động,
thiếu niềm tin, nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa
sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa
theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng
vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện
đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ
lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lợi; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan
liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Suy thoái về tư tưởng chính trị và “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” có mối quan hệ biện chứng với nhau: suy thoái về tư
tưởng chính trị trong đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”. “Tự diễn biến” xảy ra ở hai phạm vi: đối với cá nhân và tổ chức. "Tự
diễn biến" đối với cá nhân là sự thay đổi về nhận thức chính trị - xã hội,
thay đổi về quan điểm, tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực, xấu đi, nhận thức và
hành động xa rời, nhận thức, đi ngược lại chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
"Tự diễn biến" đối với tổ chức là những thay đổi ở tầm vĩ mô về đường
lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, làm thay đổi bản chất chính trị, thậm
chí làm suy yếu và tan rã tổ chức đó. "Tự diễn biến" của cá nhân
có thể dẫn đến sự thay đổi của tập thể, tổ chức. "Tự diễn biến" của tổ
chức chi phối, áp đặt, điều khiển đối với các cá nhân trong tổ chức đó.
"Tự chuyển hóa" là hậu quả tất
yếu của các quá trình "tự diễn biến", nếu không được ngăn chặn kịp thời.
"Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có mối quan hệ không tách rời
với "diễn biến hòa bình". Đó là mối quan hệ giữa khách quan và chủ
quan, giữa nhân tố bên ngoài và bên trong. "Diễn biến hòa bình" thúc
đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Đến lượt nó, "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa" thúc đẩy "diễn biến hòa
bình", trong đó "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là
nhân tố bên trong nguy hiểm nhất.
Như vậy, sự suy thoái về tư tưởng chính
trị sẽ dẫn đến "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và quá trình
này chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới
tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đe dọa sự sống còn của Đảng, của chế độ.
Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã cho thấy điều
đó.
Hơn ai hết mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng
phải có nhận thức đúng đắn, phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng,
có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng. Tăng cường mối quan hệ đoàn kết trong Đảng, đoàn kết quân
dân tạo thành sức mạnh, thành bức tường đồng vững chắc để kẻ thù không có cơ hội
len lỏi vào để chống phá, góp phần xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng
đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp./.
Trước các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; cùng với những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; chúng ta phải đấu tranh phản bác những luận điểm sai trái, thù địch; đồng thời tăng cường gáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên
Trả lờiXóa