Nguyễn Đức Thắng
Lịch sử cho thấy kể từ
lần thứ nhất năm 1946, trong tình thế đất nước ta ngàn cân treo sợi tóc trước
sự trở lại của người Pháp và đó cũng là lúc Liên Hiệp Quốc yêu cầu người Trung
Quốc (đó là 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch) đến giải giáp quân Nhật. Lúc đó,
khoảng trống có lợi cho Trung Quốc, họ ra đòn. Họ cũng tranh thủ chiếm luôn đảo
Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa).
Năm 1949, Trung Quốc giải phóng thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, họ
đã tiếp tục lộ rõ ý đồ chiếm các đảo của Việt Nam.
Lần thứ hai vào năm
1956, sau hiệp định Geneva, người Pháp phải rút đi, để lại quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa cho chính quyền tay sai Mỹ tiếp quản, quân đội Ngụy lúc này chưa
mạnh, chưa có tàu nên Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ phần phía đông của quần
đảo Hoàng Sa. Lần thứ ba là năm 1959 họ ra đòn nhưng không thành công. Trung
Quốc mang quân qua chiếm nốt phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa nhưng Ngụy
quân VNCH đã có mặt ở đó.
Lần thứ tư là năm 1974,
Trung Quốc mang quân tấn công phần phía tây quần đảo Hoàng Sa đang do quân đội
Ngụy VNCH quản lý. Theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong chuyến thăm
của Tổng thống Nixon tới Trung Quốc năm 1972,, Trung Quốc đã thoả thuận với
chính quyền Nixon một cuộc mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam, thể
hiện trong Thông cáo Thượng Hải. Theo đó, Trung Quốc mưu toan dùng “con bài
Việt Nam” để ngoi lên địa vị một cường quốc lớn, bình thường hoá quan hệ Trung
- Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Còn chính quyền Nixon có thể cứu vãn và
khôi phục địa vị trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc
chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến
tranh”. Do vậy, chính quyền Nixon đã không có bất cứ động thái nào đáp ứng lời
cầu cứu của chính quyền VHCN khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm lược. Đã
vậy, Mỹ còn trực tiếp can thiệp không cho Thiệu dùng không quân tại Đà Nẵng ra
đánh chiếm lại Hoàng Sa. Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn đe dọa cắt viện trợ, buộc Thiệu
phải thu hồi lệnh.
Ngày 14/3/1988, quân
đội chúng ta vẫn đang làm nhiệm vụ thời chiến ở biên giới Tây Nam và phía Bắc.
Thời điểm đó, chúng ta cũng bị cấm vận bốn bề, bị bao vây cô lập không khác gì
Triều Tiên hiện nay khi chỉ có 13 nước ủng hộ ta, còn lại đều lên án ta xâm
lược Campuchia do nghe theo Mỹ và Trung Quốc tuyên truyền. Thời cơ đó Trung
Quốc đã đưa quân vào chiếm đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa./.
Bài viết rất hay, cần nhân rộng để mọi người biết
Trả lờiXóa