-Thao
Trường-
Cuộc trường kỳ kháng Pháp
kéo dài tới hơn 9 năm, cả nước một lòng đánh giặc, với súng kíp, gậy tầm vông,
giáo mác... đương đầu với đội quân nhà nghề tinh nhuệ, toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ta đã vượt qua bao gian khổ hy sinh để từng bước chiến thắng kẻ thù.
Từ chiến dịch Biên giới năm 1950, tới chiến dịch Hòa Bình năm 1951 và cuối cùng
là đại thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất
của quân đội Pháp dẫn tới Hiệp định Geneve được ký kết chấm dứt chiến tranh
trên toàn cõi Đông Dương. Chấm dứt một trăm năm đô hộ của thực dân Pháp.
Riêng đối với Việt Nam,
tạm thời chia thành 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Miền Bắc thuộc Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Miền Nam do chính phủ bù nhìn được Pháp dựng lên
tạm thời quản lý. Sau 2 năm kể từ khi hiệp định ký kết sẽ tổ chức tổng tuyển cử
thống nhất đất nước. Từ thực tế trên đã dẫn tới một cái nhìn méo mó, thiển cận
của một số người cho rằng “chiến thắng của Việt Minh là nửa vời. Sao không tấn
công trên cả 3 miền để giải phóng cả nước, để không có phân tuyến, để rồi chiến
tranh phải kéo dài thêm mấy chục năm”...
Xét về tương quan lực
lượng, ta làm sao so sánh với quân liên hiệp Pháp - họ là đội quân nhà nghề với
binh hùng tướng mạnh, với hỏa lực tối tân. Ta làm sao có đủ binh, hỏa lực mà
rải ra khắp các chiến trường? Song, ta hơn họ là chiến tranh chính nghĩa, cùng
với bộ tham mưu tài tình của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, với lực
lượng vũ trang từ nhân dân mà ra, sẵn sàng xả thân vì nghiệp lớn, cùng với một
vị Tổng Tư lệnh đầy mưu lược và lòng dân dù ở vùng giải phóng hay trong vùng
địch tạm chiếm đều nhất lòng ủng hộ kháng chiến, hướng ra tiền tuyến... tất cả
tạo thành sức mạnh làm nên chiến thắng lẫy lừng năm châu bốn biển “Chín năm làm
một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”. Chiến thắng Điện Biên Phủ
đồng nghĩa với chiến thắng hoàn toàn chế độ thực dân Pháp.
Vấn đề sau 2 năm sẽ hiệp
thương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước không được thực thi, xuất phát từ
nguyên nhân sâu xa của nó: Pháp thua, Mỹ thế chân, nuôi dưỡng chính quyền Nam
Việt Nam, kích động phá hoại Hiệp định Geneve, hô hào “Bắc tiến”, “lấp sông Bến
Hải” nhằm tiêu diệt chế độ cộng sản... đồng thời chính quyền Ngô Đình Diệm mở
nhiều chiến dịch “lùng diệt” những người cộng sản, những cơ sở cách mạng ở miền
Nam, máy chém lê đi khắp nơi, tàn sát, thanh trừng không nương tay. Điển hình
là vụ tàn sát tại trại giam Phú Lợi.
Mỹ thất bại hoàn toàn
trên chiến trường Việt Nam; quân đội Sài Gòn tan tác, tổng thống “Việt Nam cộng
hòa” tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng vô điều kiện. Miền Nam hoàn toàn giải
phóng, non sông quy về một mối. Đại thắng huy hoàng ấy kết tinh từ lòng yêu
nước, ý chí kiên cường của dân tộc ta cùng với sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ
Mỹ, sự khích lệ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, sự giúp đỡ
của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Sự thật hiển nhiên
như thế cớ sao một số người đã từng đồng cam cộng khổ với dân tộc để làm nên
chiến thắng. Nay, ngấm phải nọc độc “Diễn biến hòa bình” đã tự diễn biến, tự
chuyển hóa tư tưởng lại hàm hồ cho rằng “Đó chỉ là nội chiến, nếu hai bên hòa
giải với nhau thì người Việt cả hai phía không đến nỗi tổn thất như vậy”.
Xuyên tạc cuộc chiến tranh biên
giới Tây Nam và nghĩa cử cứu Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng
Chỉ còn hơn một tuần lễ
nữa là tới kỷ niệm lần thứ 40 ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây
Nam của Tổ quốc và cũng là ngày quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ
trang của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đập tan chế độ diệt
chủng của tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sary (7-1-1979 – 7-1-2019).
Vậy mà thời gian gần đây
vẫn có một số người nhìn nhận sự việc một cách méo mó, hời hợt rằng: “Ta đã
thắng Mỹ rồi, đối với bọn Pol Pot thì đáng gì phải tốn công sức, tiền của như
vậy. Cứ đánh cho nó bại trận, rút về bên kia biên giới là xong. Cùng lắm là truy
kích tới Phnom Penh, bàn giao cho lực lượng cách mạng chân chính của bạn rồi
rút quân về nước ngay. Đồn trú thêm mấy năm làm gì để mang tiếng là xâm lược”.
Để đả phá quan điểm tư tưởng tự diễn biến này, xin lược ghi điểm lại một số
diễn biến tình hình như sau:
Pol Pot tuyên bố: “Mâu
thuẫn Việt Nam - Campuchia là mâu thuẫn chiến lược sống còn, không thể điều hòa
được, không thể giải quyết bằng thương lượng mà phải dùng biện pháp quân sự”.
Để đẩy mạnh hoạt động xâm
lấn biên giới Việt Nam và đàn áp nhân dân Campuchia, tập đoàn phản động Pol Pot
đã tăng cường lực lượng quân sự, từ 7 sư đoàn lên 12 sư đoàn quân chính quy,
cùng hàng vạn địa phương quân, đưa gần một phần hai lực lượng chính quy cùng
với hàng trăm xe tăng, pháo binh áp sát biên giới Việt Nam.
- Cuộc chiến tranh xâm
lược biên giới Việt Nam với quy mô lớn của tập đoàn phản động Pol Pot trên toàn
tuyến biên giới của tỉnh An Giang diễn ra vào đêm 30/4/1977, vừa tròn 2 năm sau
khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng.
- Trên đất nước
Campuchia, tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sary, thực thi chính sách
diệt chủng tàn khốc, tra tấn hành hạ dã man, giết dân của chúng bằng rìu, bằng
búa hơn cả thời trung cổ. Chỉ trong hơn 3 năm, từ tháng 4-1975 tới cuối năm
1978, chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary đã giết gần 3 triệu người dân Campuchia
vô tội với đủ thành phần xã hội. Biết bao nhiêu hố chôn người tập thể. Xương
người, đầu lâu người ngổn ngang trên nhiều “cánh đồng ma”.
Chưa hết, bọn diệt chủng
đã thực hiện chính sách ngu dân - nhà chùa, trường học biến thành nhà tù. Trí
thức, văn nghệ sĩ, ký giả, thầy thuốc, nhà giáo... bị đàn áp, giết hại vô cớ.
Mọi cơ sở xã hội bị xóa bỏ - xóa bỏ thành thị, xóa bỏ sản xuất công nghiệp, thủ
công nghiệp, xóa bỏ quan hệ tiền tệ... biến Campuchia thành đất nước đứng trên
bờ vực của thảm họa diệt vong.
- Dẫu biết dã tâm của tập
đoàn diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary đối với Việt Nam là vậy, song Đảng và Nhà
nước Việt Nam vẫn kiên trì chính sách hòa bình, hữu nghị với Nhà nước Campuchia
dân chủ. Thiện chí vậy mà tình hình biên giới Tây Nam chẳng hề thuyên giảm.
- Ngày 3-12-1978, Mặt
trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập (bao gồm những người
Campuchia yêu nước, chống chế độ diệt chủng Pol Pot).
- Đáp ứng lời kêu gọi của
Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, ngày 23-12-1978, quân tình nguyện
Việt Nam cùng lực lượng vũ trang của Mặt trận mở cuộc tổng tấn công phá vỡ hệ
thống phòng thủ của quân Pol Pot ở vòng ngoài. Ngày 6-1-1979 tấn công thủ đô
Phnom Penh và ngày hôm sau (7-1-1979) giải phóng Phnom Penh, đồng nghĩa với tập
đoàn phản động diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary bị sụp đổ hoàn toàn.
- Sở dĩ, sau chiến thắng,
quân tình nguyện Việt Nam còn trụ lại ở Campuchia là do yêu cầu của Mặt trận
Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, để giúp bạn củng cố chính quyền cách mạng
non trẻ từ trung ương tới địa phương, đề phòng đòn phục thù của tàn quân Pol
Pot. Khi bạn đã đủ sức đảm bảo an ninh, trật tự đất nước, quân tình nguyện Việt
Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình đã rút toàn bộ về nước trong nước mắt
đầy vơi lưu luyến của nhân dân Campuchia dành cho những người bạn ân tình với
tên gọi Việt Nam.
Chừng đó thôi, ngẫm đã đủ
để gọi là đôi lời đàm luận với những ai còn lăn tăn về sự kiện trên.
Những kẻ lật sử là những kẻ phản bội Tổ quốc, bán rẻ lương tâm; chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ
Trả lờiXóa