UTH
Dân
túy được xem như một khuynh hướng tư tưởng và chính trị nhấn mạnh sự tương
phản giữa “nhân dân” với tầng lớp “tinh hoa”, thể hiện trong những tuyên bố cho
là mình đứng về phía “dân thường”. Dưới góc độ phong cách ngôn ngữ và một
phương thức hành động, dân túy “là chính sách của kẻ cơ hội tìm cách
để giành được lòng tin của quần chúng”. Trong ngôn ngữ hằng ngày ở châu Âu,
châu Mỹ lẫn ở châu Á, dân túy thường dùng để chỉ trích một đảng phái,
một vài chính trị gia nào đó đang tìm kiếm sự thu hút, ủng hộ của dân chúng và
dư luận bằng những lời hứa êm tai nhưng trống rỗng, thậm chí thiếu trách nhiệm
đối với tương lai chính trị của đất nước, mang nặng cảm xúc nhất thời, thiếu
triết lý bền vững cho những mục tiêu chính trị lâu dài và giải pháp hiệu quả
cho các vấn đề hiện tại.
Từ
các cách tiếp cận trên, chúng ta nhận thấy, “dân túy thường được dùng để
nói về những thủ đoạn chính trị mang tính mị dân, đánh vào tâm lý của đám đông
để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận và
quần chúng nhân dân”. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy xuất phát từ
những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một
là, sự trì trệ về kinh tế, sự già hóa dân số và mức thu nhập không tăng đã làm
cho đời sống người dân, nhất là của những người yếu thế không được cải thiện
làm gia tăng sự bất mãn của người dân.
Hai
là, toàn cầu hóa đã đưa đến nghịch lý: Công nghệ sản xuất phần lớn được đưa từ
các quốc gia phát triển sang các quốc gia chậm hay đang phát triển và hàng hóa
được chuyển theo chiều ngược lại. Do đó, lợi ích chủ yếu mang lại cho các công
ty lớn hoặc đa quốc gia, trong khi đó những người lao động thiếu việc làm hoặc
tay nghề thấp mất việc nhưng không có khả năng để tìm việc mới, gây bất bình
trong người lao động.
Ba
là, cuộc cách mạng công ghiệp 4.0 phát triển như vũ bão, đã làm thay đổi mọi
mặt của đời sống, từ kinh tế đến quan hệ giữa con người; quá trình cá nhân hóa
thông tin tăng cao, tin giả tràn lan, làm cho người dân hiểu không đủ
rõ vấn đề, dễ hoang mang, bị thông tin chi phối, dẫn dắt.
Bốn
là, chính sách xã hội phải đối mặt với nhiều thách thức, chi phí cho chính sách
an sinh đối với người già, tàn tật, thất nghiệp hay hưu trí càng tăng làm gia
tăng đáng kể số nợ của chính phủ, theo đó, nợ nần luôn đè nặng lên đời sống vốn
đã khó khăn của không ít người dân và của xã hội.
Năm
là, sự quan liêu xa rời và thiếu gần gũi với nhân dân của giới quan chức cầm
quyền đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa lợi ích và tiếng nói của người dân
hoặc của một số tầng lớp dân cư với giới chức cầm quyền hoặc những người có
quyền lực trong xã hội.
Sáu
là, di dân và di tản toàn cầu với nhiều lý do, thật sự là thách thức đối với
các chính phủ, khoét sâu sự ngăn cách về tâm lý giữa người đến và người sở tại
về những khó khăn trong giải quyết, tiếp cận cơ hội, việc làm và phát triển.
Tóm
lại, tình hình biến đổi sâu sắc, tình trạng bất bình đẳng gia tăng, nhiều vấn
đề kinh tế - xã hội chưa được giải quyết tốt, lợi ích chính đáng, hợp pháp của
số đông người lao động chưa được quan tâm giải quyết hiệu quả… là những nguyên
nhân quan trọng dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở các nước Âu, Mỹ
hiện nay. Khi nhiều người dân bất mãn trong một thời gian dài, vượt quá giới
hạn chịu đựng của họ mà không có những giải pháp chính trị, kinh tế-xã hội
thích hợp thì đó chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xuất hiện các khuynh hướng của
chủ nghĩa dân túy, là “dư địa” để nó gây ra những cơn địa chấn mới.
Để
phòng ngừa chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Một
là, phải nhận diện và cảnh giác với những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy
trong đời sống chính trị Việt Nam. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đã
xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với cương lĩnh, đường
lối, điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên. Những phát ngôn, lời nói và hành
động mang tính dân túy đã nhất thời lấy được lòng dân, họ hứa hẹn về quyền lợi
cho số đông, thổi bùng ý niệm về sự xung đột lợi ích giữa các nhóm đa số và
thiểu số - Đây là vấn đề có thể gây bất ổn định về an ninh chính trị xã hội
Hai
là, hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền, quy định trách nhiệm và
cơ chế giải trình của cơ quan nhà nước; giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành
chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Đề cao đạo đức công vụ, siết
chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ. Thực hiện lời
dạy của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm”; không chỉ
và không thể chỉ vì lợi ích trước mắt, chỉ vì danh lợi cá nhân, chỉ vì tương
hợp với “lợi ích nhóm” của mình, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân
tộc.
Ba
là, thực hiện chủ động, linh hoạt và sáng tạo chiến lược đối ngoại trong
hội nhập quốc tế, với nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc
theo phương châm “hội nhập là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, chủ động dự
báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu, bất
lợi”. Hoạt động đối ngoại phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, chủ động và mềm dẻo
để Việt Nam không bị cô lập với thế giới, không bị lệ thuộc vào thế giới và
cũng không bị tác động tiêu cực bởi “chủ nghĩa dân túy”.
Bốn
là, tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị,
tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý
nghĩa sống còn với Đảng và chế độ ta, là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của
cả nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.
Năm
là, phải tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân thấy rõ những biểu hiện, nguy
cơ và tác hại của chủ nghĩa dân túy.
Đấu
tranh ngăn ngừa và chống chủ nghĩa dân túy xâm nhập là một quá trình bền bỉ,
dài lâu, gắn bó mật thiết với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, là một phần
rất quan trọng của đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống trong Đảng. Phải kiên trì làm công tác tư tưởng, đề cao
sự phòng ngừa. Điều này đòi hỏi sự tất yếu và cấp bách phải tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, sự vào cuộc của báo chí, truyền thông và sự tham
gia tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.
UTH
2019
Đấu tranh ngăn ngừa và chống chủ nghĩa dân túy xâm nhập là một quá trình bền bỉ, dài lâu, gắn bó mật thiết với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng
Trả lờiXóa