Thời
gian qua dư luận trong nước, nhất là trên các trang mạng xã hội
xôn xao bàn luận về việc 152 du khách Việt Nam bỏ trốn ở Đài Loan, những người “mất tích” ở Đài Loan đang chịu sự phê phán, sỉ
vả của một số cá nhân cực đoan, như: “Làm nhục quốc thể”; “Sống vô sư vô pháp”;“làm
xấu hình ảnh người dân nước Việt Nam”...vv. Có thể nói rằng việc làm của họ
ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến Tổ quốc, nhân dân và gia đình; tới môi trường đầu tư, du lịch, lao động việc làm giữa các
quốc gia mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Theo Phó Tổng Giám đốc
Công ty lữ hành Hanoi Redtours Nguyễn Công Hoan cho biết: Nếu tham gia trốn
trót lọt từ một tua du lịch nước ngoài thì một người chỉ phải mất chi phí vài
chục triệu đồng, ít hơn nhiều so với những con đường xuất khẩu lao động khác kể
cả chính ngạch hay bất hợp pháp. Đó là lý do tại sao những năm gần đây, du lịch
trá hình đang là phương thức được không ít người lựa chọn để tìm cơ hội đổi đời
nơi xứ người.
Chúng
ta có thể nhận thấy rằng, những luận điệu phê phán trên của một số đối tượng đã
phản ánh ý thức chủ quan cá nhân; đồng thời mang tính quy chụp, đánh đồng, mượn
gió bẻ măng. Đó là luận điệu của một số đối tượng xấu hoặc những cá nhân nhận
thức còn lệch lạc nhằm bôi nhọ hình ảnh đất nước, truyền thống và con người
Việt Nam. Là một công dân sống và làm việc ở nước Việt Nam thanh bình, chúng
tôi xin minh chứng một số cơ sở như sau:
Một là, những người đi xuất khẩu lao động thường
là nghèo. Không ai muốn tha hương, sống nơi xa lạ, phong tục tập quán, ngôn ngữ
khác biệt. Xa chồng con và người thân; mòn mỏi mong ngày về, cô quạnh khi tết đến
xuân về. Chỉ có trải nghiệm cuộc đời xa xứ mưu sinh bên nước bạn mới biết cái nỗi
khổ riêng của người lao động. Trừ một số chuyên gia, công nhân kĩ thuật cao,
còn lại là... lao động thủ công đơn giản; đi giúp việc, làm công nhân, làm thợ
thủ công lao động mùa vụ. Những người du lịch trốn ở lại nước bạn lao động mưu
sinh lại càng nghèo hơn và thường là không có tay nghề. Ước mơ nhỏ nhoi bình dị
sau một thời gian mưu sinh bất hợp pháp xa xứ muốn có một khoản tiền về nhà trả
nợ, hoặc xây cái nhà làm chốn nương thân. Do vậy, Họ chủ động đăng ký theo đường
dây du lịch, chủ động móc nối trước, hẹn hò địa điểm, thời gian hội tụ để cùng
làm việc bất hợp pháp bên nước bạn.
Vì
vậy, không thể đánh đồng hành vi của một số ít khách du lịch mà lại suy diễn ra
là “nỗi nhục quốc thể” bởi vì nếu làm phép tính thì 152 người so với hơn 90
triệu dân là quá ít ỏi. Đây là sự đánh đồng trắng trợn và không trong sáng;
nhìn hiện tượng để đánh giá bản chất. Dù vô tình hay cố ý, đều bôi nhọ hình ảnh
của một quốc gia, dân tộc.
Hai là, xét về góc độ
hành vi, ta thấy rằng đó là những hành động cá nhân, vì mục đích cá nhân chứ
không phải hành vi vì tập thể hay nói cách khác là vì lợi ích quốc gia, dân
tộc. Theo lời khai của các cá nhân sau khi bị bắt, họ thừa nhận rằng mục đích
của họ dù là đi du lịch, nhưng họ muốn sang đó để trốn ra ngoài làm ăn chui và
đã có kế hoạch từ trước. Họ đã bỏ ra số tiền 50 đến 53 triệu đồng để mua
tour cao gấp 3 đến 4 lần so với tour du lịch bình thường sang Đài Loan.
Do đó, ta thấy hành vi và mục đích của 152 khách du lịch là vì cá nhân mà
thôi.
Ba là, sự việc trên chỉ liên quan đến các tổ chức du lịch, tổ chức
các tour du lịch nước ngoài mà cụ thể là công ty Holidays, công ty này mới được
cấp chứng nhận hoạt động từ tháng 10 năm 2018 và theo điều tra là có sự móc
ngoặc giữa công ty du lịch với nhau nhằm đưa người ra nước ngoài lao động chui,
chứ không liên quan đến vấn đề trọng đại của đất nước. Theo Bộ Văn hóa, Thể
thao Du lịch, đây là hình thức lợi dụng hoạt động du lịch và chính sách nới
lỏng visa nhập cảnh cho khách du lịch của các quốc gia và vùng lãnh thổ để trốn
ở lại lao động trái phép. Đối với vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quan
điểm phải kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cho nên việc khách du lịch bỏ trốn nói
đúng chỉ là cách ứng xử, là việc làm tiêu cực, sai trái trong văn hóa du lịch
của một số ít khách du lịch Việt Nam; ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức hoạt
động du lịch của chúng ta, chứ không thể nào nói là “nỗi nhục quốc thể” hay là
danh dự của dân tộc được.
Bốn
là, sau vụ việc 152 du
khách Việt Nam nghi bỏ trốn tại Đài Loan, Tổng
cục Du lịch đã có công văn gửi các doanh nghiệp lữ hành quốc tế yêu cầu thực hiện
các biện pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hình thức lợi dụng du lịch đưa người
Việt Nam ra nước ngoài trái phép, bao gồm: chấp hành nghiêm các quy định của
pháp luật; thực hiện kiểm tra, rà soát các đối tượng khách; cảnh báo, tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho du khách; thực hiện ký hợp đồng đầy đủ bảo đảm
quyền lợi cho du khách, doanh nghiệp; quản lý đoàn khách chặt chẽ trong quá
trình tổ chức các chuyến du lịch ra ngước ngoài, nhất là những nước có nhiều người
lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc có thu nhập khá.
Tóm lại: Trên các trang mạng xã hội xôn xao bàn luận về việc
152 du khách Việt Nam bỏ trốn ở Đài Loan đang chịu sự
phê phán, đả kích của một số cá nhân có thể do vô tình hoặc cố ý. Chúng ta cần phải có cái nhìn khách
quan, toàn diện, chính xác, xuất phát từ tình thương yêu đồng loại, hãy sống và
làm việc theo pháp luật, hãy làm giầu bằng trí tuệ, công sức lao động của bản
thân trên quê hương để góp phần xây dựng đất nước thái bình; đồng thời không
nên đánh đồng, phán xét để nhìn hiện tượng một cách phiến diện. Mỗi công dân
Việt Nam với lòng tự tôn dân tộc cần tỉnh táo, cùng tẩy chay những luận điệu
tuyên truyền có tính xuyên tạc, hoặc các quan điểm sai trái, lệch lạc, mang
tính quy chụp của một số đối tượng, góp phần quảng bá và giữ gìn những hình ảnh
đẹp về đất nước con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa