Cùng với tiến trình hội nhập sâu rộng vào đời
sống quốc tế, Việt Nam đã có bước chuyển mạnh mẽ, tích cực về tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn còn
một số nước, tổ chức, cá nhân chưa thấy hoặc không muốn thấy kết quả đó, do
định kiến; thậm chí có thế lực thù địch trắng trợn xuyên tạc Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo sau khi Quốc hội Khóa XIV vừa thông qua. Tại sao vậy?
Những người theo dõi sát tình hình tôn giáo ở Việt Nam cả
khía cạnh pháp lý và thực tiễn đều có chung câu trả lời rằng: vấn đề không đơn
thuần chỉ là định kiến thiên lệch, mà điều quan trọng hơn là những định kiến
thiên lệch đó mang dụng ý xấu, nhằm chống phá Việt Nam. Có không ít những minh
chứng cho thấy rõ điều này. Mới đây, ngày 10-8-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại
một lần nữa tự cho mình quyền phán xét về tự do tôn giáo thế giới, trong đó có
Việt Nam. Ngay sau khi bản báo cáo được đưa ra, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên
tiếng phản đối về những thông tin sai sự thật, những trích dẫn không chính xác
thể hiện sự sai lệch, định kiến của nó. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt
Nam Lê Hải Bình cho rằng: "Việt Nam ghi nhận một số điều chỉnh trong Báo
cáo tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2015 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ so với
các báo cáo trước đây, song đáng tiếc, Báo cáo vẫn tiếp tục đưa ra một số đánh
giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam"1.
Cùng với dân chủ, nhân quyền việc đánh giá không khách quan đưa ra những thông
tin sai lệch về tự do tôn giáo ở Việt Nam đã trở thành vấn đề mang tính hệ
thống của Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây trong nhiều năm qua. Tình trạng đó có
thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể có nguyên nhân về sự khác
biệt trong quan niệm về vấn đề này giữa các quốc gia (khác biệt về điều kiện
kinh tế, xã hội, pháp luật...), song cần khẳng định nguyên nhân sâu xa và trực
tiếp nhất là những định kiến thiên lệch đó mang mưu đồ xấu, nhằm cổ súy cho tự
do, dân chủ, nhân quyền không giới hạn, bất chấp luật pháp, lợi ích của quốc
gia sở tại; hay xét đến cùng là hòng phá hoại các quốc gia này, trong đó có
Việt Nam.
Những
phát triển, tiến bộ của Việt Nam về tự do tôn giáo đã được cộng đồng quốc tế
thừa nhận và đánh giá cao trong nhiều năm qua. Điều này thể hiện qua các điều
luật, chế định về hoạt động tôn giáo đã được Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam
xác định; qua sự mở rộng và lớn mạnh không ngừng về tổ chức và các hình thức
hoạt động tôn giáo; qua thực tế các chính sách ưu tiên chăm lo phát triển các
vùng dân cư của đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và trong các hoạt động đối
ngoại quốc tế của các tôn giáo. Mọi hoạt động của các tổ chức, tín đồ tôn giáo
trong những năm qua phù hợp với luật pháp đều diễn ra bình thường, không hề có
sự ngăn cản, cấm đoán nào của các cấp chính quyền. Không những thế, Nhà nước
Việt Nam còn có những chương trình, dự án quốc gia về chính sách tăng cường đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các tôn giáo, nhất là các vùng
Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, như: hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất, phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, xóa đói, giảm nghèo, v.v. Nhà
nước Việt Nam rất quan tâm tới việc tăng cường các hoạt động đối ngoại quốc tế
về tôn giáo. Gần đây, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tham gia làm thành viên Hội
đồng Giám mục châu Á, Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh Phật giáo hằng năm; đồng thời, tổ chức
đón các đoàn chức sắc, Phật giáo quốc tế tới thăm, tham dự một số hoạt động tôn
giáo ở Việt Nam. Gắn liền với công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, việc đào
tạo, bồi dưỡng các chức sắc, chức việc tôn giáo và cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ
trong giáo hội được Đảng, Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện và các giáo hội tiến
hành tích cực. Nhiều cơ sở thờ tự mới được xây dựng, tu sửa khang trang. Việc
tiến hành sinh hoạt tôn giáo được diễn ra thường xuyên… Điều đáng nói nhất là,
ngày 18-11-2016, kỳ họp thứ 2 quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo với tỷ lệ nhất trí cao (84,58%
đại biểu tán thành), sau khi có sự tham khảo ý kiến của các chức sắc tôn giáo.
Sự kiện này có ý nghĩa thiết thực đối với việc thúc đẩy tự do tôn giáo đang
được Đảng, Nhà nước ta và các tổ chức, tín đồ tôn giáo quan tâm.
Thế nhưng, mặc cho những phát triển tiến bộ về dân chủ,
nhân quyền của Việt Nam nói chung, về tự do tôn giáo nói riêng đã được hầu hết
các quốc gia trong Liên hợp quốc nhìn nhận tích cực, vẫn còn có những nhận định
thiên lệch, hoặc thừa nhận một cách miễn cưỡng qua Báo cáo về tự do tôn giáo
thế giới của Hoa Kỳ vừa qua. Một số vấn đề được cho là Chính phủ Việt Nam vi
phạm tự do tôn giáo: đối xử bạo lực, giam giữ, truy tố, giám sát việc đi lại
với một số chức sắc tôn giáo; hạn chế các hoạt động của một số nhóm tôn giáo
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế; cản trở hoạt động của các tổ chức tôn
giáo không đăng ký, v.v. Trong đó, nhiều thông tin không có cơ sở, mang tính mơ
hồ, phỏng đoán được khai thác từ các tổ chức phi chính phủ đã từng bị nhiều
quốc gia khác chỉ trích, nhưng vẫn đưa vào Báo cáo và được coi là sự thật. Việc
đưa ra địa chỉ một số chức sắc tôn giáo được cho là bị xâm phạm tự do tôn giáo,
thì trên thực tế hầu hết những nhân vật này đều có tỳ vết vi phạm pháp luật,
như: kích động quần chúng biểu tình tự phát, có người còn là thành phần trong
tổ chức công khai phản bác chế độ. Cùng với thời điểm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa
ra Báo cáo về tự do tôn giáo thế giới, người ta còn nhận thấy rõ bàn tay của tổ
chức phản động Cờ Vàng Việt Tân ở Ca-li-pho-ni-a “tát nước theo mưa”. Họ rầm rộ
kêu gọi cộng đồng hải ngoại quyên góp ủng hộ cho cái gọi là “phong trào tự do
tôn giáo” ở Việt Nam. Đi liền theo đó là những luận điệu xuyên tạc cho rằng
“Việc Nhà nước Việt Nam đưa ra Luật Tôn giáo là nhằm siết chặt quyền tự do tôn
giáo”, thậm chí trắng trợn hơn: “Những vi phạm về tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn
tiếp diễn đã lên tới mức cần phải đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng
quan ngại về tự do tôn giáo”.
|
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng các biểu tham dự
Hội
nghị Thủ tướng Chính phủ với các tổ chức tôn giáo, ngày 19-12-2016.
|
Mới đây, ngày 19-12, trong Hội nghị làm việc với chức sắc
cao cấp các tổ chức tôn giáo toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - người đứng
đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng, công tác tôn giáo, hoạt động tôn giáo đang
phải đối diện với những khó khăn, thách thức do cả nguyên nhân khách quan và
chủ quan; trong đó, có cả sự xúi giục, kích động từ các thế lực xấu. Để giải
quyết khó khăn, vướng mắc trên, Thủ tướng đề nghị các chức sắc cần tăng cường
phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước cùng tháo gỡ trên tinh thần xây
dựng, thiện chí, khách quan, thượng tôn pháp luật, bảo đảm quyền tự do tôn giáo
của mọi người, và phải: “kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm
pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi,
kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối an ninh trật tự, lợi
dụng chống phá Nhà nước, gây cản trở đối với Việt Nam trong tiến trình phát
triển và hội nhập quốc tế”2. Đồng thời: “Phát huy các nguồn
lực tôn giáo, tạo sức lan tỏa trong xã hội, xây dựng nếp sống văn minh tốt đời,
đẹp đạo gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và
phát triển đất nước”3.
Thiết nghĩ, đó là những định hướng cơ bản, đảm bảo cho sự
phát triển, tiến bộ của các tổ chức tôn giáo, để tôn giáo ngày càng tham gia
thiết thực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và tự do tôn giáo của người
dân ngày càng được phát huy đầy đủ.
Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa