Cứ vào dịp 30/4 hàng năm toàn dân ta
lại vui mừng, phấn khởi chào mừng kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam ,
thống nhất đất nước. Đây là chiến thắng của lương tri, bản lĩnh, trí tuệ và
mang tầm vóc thời đại, cả thế giới hân hoan, chia sẻ niềm vui chiến thắng với
dân tộc Việt Nam và từ đáy lòng luôn coi đó là chiến thắng của chính mình, ngay
cả những người bên kia chiến tuyến, thậm chí những chính khách, tướng lĩnh Mỹ
từng tham chiến tại Việt Nam cũng phải thừa nhận điều này.
Vậy mà, vẫn còn một
số kẻ lạc loài, không biết do sự thiếu hiểu biết hay cố tình xuyên tạc sự kiện
này nhằm làm sai lệch ý nghĩa, bản chất của cuộc kháng chiến vệ quốc của nhân
dân ta. Thật buồn hơn khi trong số những kẻ lạc loài đó lại có cả những người
từng là công dân đất Việt, một trong số đó là Nguyễn Thu Trâm. Trong bài viết
“Giải phóng gì, giải phóng ai” với những lời lẽ đầy hận thù, vu cáo, xuyên tạc
một cách trắng trợn, kệch cởm, đã cho thấy Nguyễn Thu Trâm là kẻ vừa không hiểu
biết về lịch sử, vừa trơ chẽn khi xuyên tạc lịch sử.
Những người ở
phía bên kia cũng không thể phủ nhận ý nghĩa của chiến thắng 30/4/1975 của dân
tộc Việt Nam: Trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài
học về Việt Nam”, Robert S.McNamara, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thời kỳ chiến
tranh Việt Nam, không chỉ thừa nhận thất bại, coi đó là “một thảm kịch”, mà còn
coi đây là cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ gây ra do sai lầm về chính trị của nhiều
đời tổng thống. Vậy mà, Nguyễn Thu Trâm lại ngang nhiên khẳng định “bác và đảng
đã đưa quân vào xâm chiếm Miền Nam”, điều mà hoàn toàn trái ngược với lịch sử,
chứng tỏ rằng bà ta không hiểu biết gì về lịch sử cả.
Nguyễn Thu Trâm cần phải biết rằng:
sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đánh
bại thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Lẽ ra, với chiến thắng đó, nhân dân ta đã có
hòa bình, Tổ quốc ta đã độc lập, thống nhất. Nhưng với âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam và khu
vực, đế quốc Mỹ đã hất cẳng thực dân Pháp, nhảy vào xâm chiếm nước ta, biến
miền Nam Việt Nam
thành thuộc địa kiểu mới, phục vụ cho mưu đồ sen đầm khu vực. Mỹ đã đưa vào đây
hơn nửa triệu quân và sử dụng tất cả các loại vũ khí, kỹ thuật hiện đại nhất,
kể cả vũ khí hóa học hòng đè bẹp ý chí chiến đấu của dân tộc ta, buộc chúng ta
phải khuất phục. Điển hình của sự thảm khốc, tàn bạo đó là quân đội Mỹ đã dùng
pháo đài bay B.52, ném bom hủy diệt Hà Nội và một số thành phố khác, hòng “đưa
Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. Như vậy, thử hỏi bà Trâm rằng cuộc chiến
tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống quân xâm lược Mỹ liệu có
thể tránh được không? Cũng cần phải nhắc cho Nguyễn Thu Trâm nhớ: đế quốc Mỹ đã rắp tâm phá hoại cuộc tổng tuyển cử
tháng 7/1956 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 21/7/1954) về lập lại hòa bình ở
Đông Dương; ở miền Nam Việt Nam Mỹ lập ra chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm với
“Luật 10-59” tàn ác, lê máy chém khắp miền Nam; đó còn là sự tạo cớ của Hải
quân Mỹ ở Vịnh Bắc bộ năm 1964 để leo thang đánh phá miền Bắc… Chính vì thế,
nhân dân ta buộc phải đứng lên cầm súng bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Nam Bắc
Việt Nam đều là một nhà, Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt
Việt Nam, nên trong cuộc chiến này, chỉ có người Việt Nam chiến đấu chống kẻ
thù xâm lược là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước, chứ không có chuyện “bác
và đảng đưa quân xâm chiếm miền Nam”, “cưỡng chiếm miền Nam” như Nguyễn Thu
Trâm xảo ngôn, hoang tưởng.
Không chỉ xuyên tạc tính chất và ý
nghĩa của chiến thắng 30/4/1975, Nguyễn Thu Trâm còn trơ chẽn xuyên tạc thực tế
của đất nước Việt Nam khi cho rằng “đã 37 năm rồi đất nước Việt Nam đắm chìm
trong tăm tối, dân tộc Việt Nam bị đọa đầy trong cảnh thê lương”. Có lẽ do sống
ở bên trời Tây, luôn bị bịt tai, che mắt và cam sống cảnh làm “nô lệ” nên
Nguyễn Thu Trâm không biết thực tế khách quan rằng: sau năm 1975, đặc biệt là
từ khi công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo (1986) đất
nước Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng. Sau 30 năm
tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế Việt Nam đã dạt tốc đội tăng trưởng cao
hơn hẳn thời kỳ trước đó, có những năm GDP đạt mức trên 8%/năm. Đặc biệt trong
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia tăng trưởng âm thì GDP giai
đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam vẫn đạt 5,9%/năm, trong đó năm 2015 đạt 6,68%,
được coi là mức cao của khu vực và thế giới. Cùng với đó thì đời sống của nhân
dân cũng đã được nâng lên (thu nhập bình quân đầu người gần đạt 2.300 USD) và
được hưởng nhiều dịch vụ xã hội. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa… cũng có
nhiều phát triển vượt bậc được thế giới công nhận và ngưỡng mộ. Vị thế, vai trò
và uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, là thành viên của
nhiều tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng…
Những thành tựu đó sẽ không thể có
nếu đất nước không được độc lập, không thống nhất, người dân không làm chủ được
vận mệnh của mình. Như vậy, mốc son chói lọi của đại thắng 30/4/1975 đã đánh
dấu bước chuyển mình vĩ đại của dân tộc Việt Nam , tại sao Nguyễn Thu Trâm lại
gọi là “tháng tư đen tối”?
Với những suy nghĩ và hành động hòng
chống phá quốc gia, dân tộc, quay lưng lại lịch sử, với quê hương đất nước, có
khi nào Nguyễn Thu Trâm sờ tay lên trán, tự vấn lương tâm, liệu có còn xứng
đáng là một con người chứ đừng nói gì là con dân đất Việt?
BẾP LỬA
Mỗi người dân Việt Nam hãy tỉnh táo, cảnh giác, thể hiện lòng yêu nước đúng cách, không để bất cứ kẻ nào lợi dụng để chống phá đất nước
Trả lờiXóa