Sự thật về
chuyện lãnh thổ Việt Nam ‘mất 15.000 km2’
Theo
cơ sở dữ liệu của World Bank, vào năm 1999, chỉ tiêu diện tích đất của Việt Nam
có sự thay đổi lớn từ 325.000 km2 xuống 310.000 km2, tức 15.000 km2 đất, lớn
hơn diện tích hai tỉnh Cao bằng và Lạng Sơn gộp lại đã bị mất. Đây là điều rất
bất thường…
Bài
viết đăng tải trên Facebook của tác giả Phạm Tuấn Anh. Ông Phạm Tuấn Anh tốt
nghiệp Đại học Ngoại Thương Hà Nội trước khi sang học cao học tại Princeton,
New Jersey, Mỹ. Ông từng làm cho World Bank trước khi chuyển sang làm phiên
dịch cho chính phủ Mỹ. Ông là người phiên dịch của Tổng thống Mỹ Obama khi Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến công du Mỹ hồi tháng 7/2015 và trong chuyến
thăm Việt Nam của Tổng thống Obama từ ngày 23-25/5/2016.
“Mấy
hôm nay trên mạng có tin đồn, dựa trên số liệu từ trang thống kê của Ngân hàng
Thế giới, là trong năm 1999 Việt Nam đã bị mất 15.000 km2 lãnh thổ. Chiều nay
có bạn ở đài Tiếng nói Hoa Kỳ hỏi mình là mình nghĩ sao về điều này. Mình xin
trả lời như sau.
Từng
làm việc hai năm trong văn phòng của Chief Credit Officer của World Bank với số
liệu hàng ngày, mình rất quen thuộc với các câu chuyện về số liệu và hệ cơ sở
dữ liệu của World Bank. Mình cũng đã kiểm tra và thấy đúng là vào năm 1999, chỉ
tiêu diện tích đất (Land area – km2) của Việt Nam có sự thay đổi lớn từ 325.000
km2 xuống 310.000 km2, tức khoảng hơn 5% diện tích đất đã bị mất. Đây là điều
rất bất thường đặc biệt khi để ý là 15 ngàn km2 đấy là tương đương diện tích
vùng đồng bằng sông Hồng, kém Nghệ An chừng 1.500 km2. Rõ ràng con bò to thế
không thể mất toi đi mà không ai để ý. Vậy lời giải thích là gì?
Lời
giải thích là thế này. Vào các năm 1998-2001 đã có sự thay đổi về định nghĩa về
chỉ số thống kê diện tích đất ở World Bank, Tổ chức Lương nông, CIA, hay một
nguồn nào khác. Được biết những số liệu dạng này thường được thu thập từ cơ
quan thống kê quốc gia. Tuy nhiên CIA, trong niên giám World Factbook thường
niên, cũng sử dụng các số liệu họ tự tính toán. Các nguồn chính thống đều ghi
diện tích lãnh thổ Việt Nam là khoảng 331.600 km2. Được biết con số này bao gồm
chừng 5.000 km2 là vùng nội thủy, tức là vùng biển nằm trong đường cơ sở, ta có
thể thấy là số liệu của World Bank trước 1999 là 325.000 km2 đã không bao gồm
vùng biển nội thủy này.
Phần
15.000 km2 bị thụt xuống sau 1999 được ghi chép rõ ràng trong CIA World
Factbook từ năm 2010 trở đi chính là tổng diện tích nước mặt nội địa (hồ, ao,
sông, ngòi, đầm, phá v..v.). Trước 2010, CIA cũng ghi chép như World Bank trước
1999 là diện tích đất là 325.000 km2 nhưng sau năm đó họ ghi rõ thực chất diện
tích đất chỉ có 310.000 km2 còn lại là 15.000 km2 diện tích nước mặt và 5.000
km2 diện tích biển trong vùng nội thủy.
Như thế tính ra diện tích lãnh thổ Việt Nam không có thay đổi
nào mà chỉ là cách phân loại và định nghĩa chỉ tiêu thống kê có thay đổi ở một
trong các cơ quan thu thập và công bố số liệu. Lý do dân cư mạng giận điên lên
là vì năm 1999 là năm có sự thay đổi về số liệu trong hệ cơ sở dữ liệu của
World Bank cũng là năm hiệp định biên giới với Trung Quốc được ký. Năm 2001 ở Bắc
Kinh mình có được theo dõi quá trình đàm phán phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ.
Mình hiểu là khó có việc nhường nhau
vài trăm km2 nữa là 15.000 km2.”
Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa