-Dung QK-
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nguy cơ bên trong của cá nhân và tập
thể; liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự sống còn của chế độ. Đây là vấn đề
hệ trọng đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên, trước hết là của cấp ủy các cấp và của
mỗi cán bộ, đảng viên.
Tính chất nguy hiểm
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xảy ra do tác động của chiến lược “Diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên là điều kiện, cơ hội cho các thế lực thù
địch thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”.
Nguyên nhân chính của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một bộ phận
cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên, bị những cám dỗ và
ham muốn tầm thường lay chuyển; tôn sùng lối sống thực dụng, hưởng thụ, thu vén
lợi ích cá nhân, gia đình mà quên đi bổn phận và trách nhiệm trước Đảng, trước
nhân dân. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chủ yếu diễn ra về mặt tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đó là quá trình cá nhân
tự thay đổi nhận thức theo chiều hướng tiêu cực, từ tin tưởng đến hoài nghi, dần
dần đi đến phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chuyển sang tin theo những luận
điệu sai trái, phản động; sùng bái một chiều chủ nghĩa tư bản; đề cao chủ nghĩa
cá nhân...
Nếu không kịp thời phòng, chống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hoàn
toàn có thể lây lan từ người này sang người khác, từ cá nhân thành tổ chức. Sự
sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là minh chứng rõ nhất về mức độ nguy hiểm
mà “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có thể gây ra nếu không được quan tâm phòng,
chống.
Nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã được Đảng ta đề cập trong
các đợt “chỉnh huấn”, “chỉnh Đảng” từ trong thời kỳ chiến tranh. Bước vào thời
kỳ đổi mới, tại các Đại hội VIII, IX, X và XI, Đảng ta đều nhấn mạnh sự cần thiết
phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống (một bước ngắn dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa"), đề ra các giải
pháp phòng, chống. Mặc dù vậy, nguy cơ và sự nguy hiểm của “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” vẫn còn rất lớn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng,
nhưng tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn,
có thể gây ra những hậu quả khôn lường”.
Đó là lý do, Đại hội XII của Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu về
phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Trung ương Đảng cụ thể
hóa bằng Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”.
Kiên trì thực hiện với quyết tâm cao
Điều kiện thuận lợi trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
hiện nay chính là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã lần đầu tiên chỉ ra một
cách có hệ thống 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; đề ra 29
giải pháp chia làm 4 nhóm nhằm khắc phục những biểu hiện này.
Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhận định: “Đó là bước
tiến mới về nhận thức và tổ chức thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng qua Nghị
quyết lần này. Nó khắc phục tình trạng chung chung, phiếm chỉ, thậm chí né
tránh khi bàn về những thói tệ, bệnh làm tổn hại vị thế, vai trò, năng lực và
uy tín của đảng cầm quyền. Điều cần ghi nhận hơn, đó là sự đổi mới đột phá về
phương pháp khoa học phát triển lý luận xây dựng Đảng ở tầm mức mới”.
Gần 2 năm thực hiện Nghị quyết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng và các cơ quan trung ương gương mẫu, đi đầu và đã đạt được những
kết quả tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; xử lý vi phạm
kỷ luật của cán bộ. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật
hơn 500 tổ chức Đảng và 35 nghìn đảng viên vi phạm, trong đó 1.300 đảng viên bị
kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản
lý, trong đó có 11 đồng chí là Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương,
khai trừ đảng 1 đồng chí Ủy viên Trung ương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nhiều
đồng chí là tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang.
Trong những cán bộ bị xử lý kỷ luật thời gian qua, rất nhiều người đã cố
ý làm trái quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước để trục lợi, thỏa mãn tham vọng
cá nhân. Hành trình sai phạm của nhiều người đã cho thấy một nguyên lý không mới,
nhưng lại rất đáng suy nghĩ: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
luôn gắn liền như "anh em sinh đôi" với “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”. Nó không chỉ làm xói mòn niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mà còn tiếp tay cho các thế lực thù địch
và phản động trong việc chống phá con đường đi lên của đất nước.
Với “cẩm nang” Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và ý chí quyết tâm cao
độ, Trung ương đã, đang xác định rõ "một bộ phận không nhỏ" cán bộ, đảng
viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” là ai, tập thể nào để kỷ luật theo Điều lệ Đảng và xử lý theo
quy định pháp luật. Kết quả bước đầu đã khẳng định chủ trương phòng, chống “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” là đúng đắn và đòi hỏi phải thực hiện tốt hơn nữa
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII bởi vì, bên cạnh kết quả đạt được, đánh giá của
5 đoàn kiểm tra của Ban Bí thư về việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
Nghị quyết đầu năm 2018 cho thấy, sự chuyển biến chưa đồng bộ, toàn diện giữa
các cấp, ngành, lĩnh vực, giữa trên và dưới. Việc học tập Nghị quyết có nơi còn
mang tính hình thức. Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình còn sơ sài; chưa
phát huy hết vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc. Công tác tự kiểm tra còn yếu;
tự phê bình và phê bình còn nể nang, né tránh; kiểm soát quyền lực chưa tốt...
Thực tế này đòi hỏi trước tiên, các cấp ủy và mỗi cán bộ, đảng viên phải
không ngừng quyết tâm thực hiện 4 nhóm giải pháp của Nghị quyết Trung ương 4
khóa XII. Cách thức thực hiện bảo đảm đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương là
tiến hành đồng bộ, đồng thời: “Chú trọng nêu gương những người tốt, việc tốt;
ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống
chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, "lợi ích nhóm". Rà soát, hoàn
thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền. Xử
lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết
chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân
chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện,
quản lý đảng viên. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, của
công luận”.
Cuốn "cẩm nang" Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII sẽ chỉ phát
huy hiệu quả nếu mỗi cán bộ, đảng viên và cơ quan, đơn vị kiên trì, kiên quyết
từng bước đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi cho được sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống. Dùng ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, những quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước cùng kinh nghiệm
quý giá sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới để thường xuyên soi rọi vào
quá trình thực thi nhiệm vụ, chức trách của mỗi cá nhân, tổ chức hằng ngày, hằng
giờ - ấy là cách để tạo ra những "liều vắc xin" quý giá phòng, chống
những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thúc đẩy
hoàn thiện những giá trị đạo đức cá nhân cũng như nâng cao sức mạnh của tổ chức.
Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời, đem lại kết quả cụ thể.
Trả lờiXóa