Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG LÀ HÀNH VI CHỐNG ĐỐI


Vương Long
Từ 1/1/2019 Luật an ninh mạng (ANM) có hiệu lực thi hành.Thời gian đã đến mốc nhưng dường như vẫn còn có một số người không muốn hiểu hoặc cố tình xuyên tạc để tiếp tục đưa ra những luận điệu chống lại Luật an ninh mạng.

Lạc lõng,trơ trẽn khi có kẻ lội ngược dòng người cổ vũ chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt nam đã đưa hình một cô gái đứng giữa dòng người giương lên khẩu hiệu phản đối luật này. Khoan đánh giá cô gái đó có “bình thường” hay không? Ảnh thực hay được cắt ghép? Chỉ biết rằng ai đó cố tình đưa lên FB đã có dã tâm xấu,đi ngược lại niềm vui chiến thắng của cả dân tộc. Đó chỉ mới hình ảnh đơn lẻ,còn có nhiều người cố vớt vát nhịp chống đối tiếp tục tung ra nhiều luận điệu nhằm hạ vai trò của luật, chống phá Nhà nước.Nội dung chống đối và xuyên tạc không khác nhiều so với thời điểm trước khi luật được Quốc hội thông qua nhưng cố tình tạo ra những cái được cho là ảnh hưởng Quốc tế và xâm phạm tự do ngôn luận của người dân. Cho rằng luật là rào cản cho phát triển kinh tế ,xã hội ,kéo tụt tốc độ tăng trưởng kinh tế. Không biết lấy dữ liệu từ nguồn nào để đưa ra con số tốc độ GDP sụt giảm 1,7%, đầu tư nước ngoài giảm 3,1%. Rồi tiếp tục nêu một số nhà mạng lớn sẽ xem xét lại điều kiện kỹ thuật khi mở rộng đầu tư phần mềm và nhiều tiện ích khác ở Việt nam. Tung tin xuyên tạc hãng Huawei bắt đầu chiếm lĩnh thị phần điện thoại thông minh để làm “bàn đạp”mở thị trường thành một mạng viễn thông áp đảo các mạng khác. Coi đây như là chiêu bài ngoại giao của Nhà nước trong quan hệ thân thiết với nước lớn.Không rõ từ đâu trên mạng lại đưa ra các phân tích,bình luận ,nhận định của các chuyên gia ANM ở ngoài nước nói về lạc hậu của các nội dung cấm của luật. Điều đó không đảm bảo chắc chắn cho ANM nói riêng và nền an ninh,trật tự của nhà nước Việt nam. Bên cạnh đó các nhà phản biện và các nhà dân chủ trong, ngoài nước tiếp tục nêu những chiêu trò kích động,yêu cầu toàn dân chống lại thi hành luật .Số đối tượng chống đối cực đoan coi Luật này như “bàn tay vô hình” với mục đích “che mắt,bịt tai,khóa miệng” những người có “tâm huyết” cho sự phát triển của dân tộc Việt nam….
Xem văn bản luật và các dự thảo các dưới luật có thể khẳng định rằng: luật ANM là nhằm bảo vệ an ninh đối với đất nước,vững mạnh của xã hội.Nhớ lại cách đây 6 năm khi một nhân viên tình báo Mỹ E.Snowden công bố lên mạng những bí mật về chính trị,ngoại giao đã làm cho nước Mỹ đảo điên phải đối phó với chỉ trích,lên án và trả đũa của các đồng minh. Đến nay Snowden vẫn là ẩn số khi dọa sẽ công bố tiếp lên mạng những bí mật nhiều mặt của Mỹ. Với Việt nam chúng ta đã quá nhiều lần phải đối phó với an ninh trên internet,uy hiếp đến an toàn hệ thống mạng và an ninh của quốc gia. Năm 2014 khi sự việc dàn khoan HD 981 xâm phạm ở Biển Đông thì hệ thống mạng của Bộ tài nguyên môi trường bị Hacker tấn công hệ thống dữ liệu về biển đảo;các sự kiện ngoại giao lớn diễn ra đã không ít lần mã độc xâm nhập... Hay như hệ thống điều khiển các sân bay quốc tế lớn của chúng ta một số lần bị tấn công,uy hiếp nghiêm trọng đến an tòan các chuyến bay. Các ngân hàng bị Hacker tấn công hòng chiếm đoạt hàng triệu đô la,nếu không xử lý kịp thời thì hậu quả là hết sức nghiêm trọng. Những câu chuyện về cá nhân của nhiều người khi phải thông báo cho nhau bị “hắc” tấn công làm sai lệch giao diện trên mạng.Nhiều chiêu trò lừa đảo của những “kẻ vô hình” đang ngày đêm rình rập nhằm chiếm đoạt tài sản của tập thể,cá nhân.Kể cả những bí mật đời tư,tình cảm cũng đã bị tung lên trên mạng làm ảnh hưởng,đảo lộn cuộc sống của nhiều người. Không ít cá nhân quẫn trí tìm đến cái chết một cách oan uổng .Những tác hại vô cùng lớn đó cũng vì chúng ta chưa có “bàn tay sắt” để khống chế. Luật ANM ra đời sẽ khắc chế phần nào những tồn tại đó.
Điểm qua một số tình hình như vậy để thấy internet nói chung và mạng xã hội nói riêng bên cạnh tính ưu việt còn có quá nhiều mặt trái,tác hại cần chế tài xử lý. Luật ANM và các văn bản liên của nhà nước ban hành là nhằm bảo vệ những hoạt động bình thường của đất nước,bảo vệ quyền ,lợi ích hợp pháp của nhân dân. Với mục đích tốt đẹp đó thì không có lý do gì để phản đối một văn bản luật đã được Nhà nước ban hành.Ngay trong các điều 8 và từ điều 16 đến 22 của luật đã chỉ rõ những hành vi bị cấm,những hành vi bị chống lại,không có điều nào hạn chế quyền hạn chế công dân tham gia trao đổi thông tin trên mạng xã hội. Lại càng không phải ban hành luật này để hạn chế tự do ngôn luận,tự do bày tỏ chính kiến và những góp ý hợp pháp mang tính xây dựng của công dân.Dự thảo nghị định của Bộ công an trình Chính phủ ban hành đã công khai,minh bạch trên cổng thông tin điện tử đã nêu rõ những vấn đề mà người dân,cộng đồng mạng quan tâm. Các nhà mạng không phản đối ,không có ý định rút khỏi đầu tư kinh doanh ở Việt nam.Vậy thì những kẻ phản đối (nói chính xác là chống đối) không có lý do gì để phản bác,chống phá Luật ANM.
Một đất nước có gần 40 triệu tài khoản cá nhân tham gia mạng xã hội nhưng chỉ có thiểu số rất nhỏ phản đối,phải chăng có gì đó không trong sáng?Những ai còn băn khoăn,lo lắng về hạn chế của luật nên nghiên cứu kỹ để chấp hành và góp phần làm cho luật được phát huy tác dụng tốt nhất cho Nhà nước, cộng đồng xã hội và mỗi người dân.


2 nhận xét:

  1. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc tất cả các trường hợp coi thường pháp luật

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa