Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 8, KHÓA XII CỦA ĐẢNG


NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 8, KHÓA XII CỦA ĐẢNG

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, từ ngày 02/10 đến ngày 06/10/2018, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII họp Hội nghị lần thứ tám để thảo luận, cho ý kiến và quyết định nhiều vấn đề, trong đó có Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Lợi dụng sự kiện này, các thế lực thù địch tìm mọi cách để xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng cho rằng, việc ban hành quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên “không phải là để nhắm vào những hành vi tham nhũng” mà nhằm “thanh trừng nội bộ” và “thâu tóm quyền lực”.

Là cán bộ, đảng viên, chúng ta cần nêu cao cảnh giác, nhận diện và chủ động đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc mà các thế lực thù địch đang tiến hành. Có thể khẳng định rằng, Nghị quyết Trung ương 8, khóa XII được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua là sự cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra, đề cập đến những vấn đề rất lớn, hệ trọng, vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản, vừa lâu dài, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, tác động to lớn, sâu rộng, trực tiếp đến đời sống, tâm tư của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. 
Việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương lần này của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, thể hiện rõ tính nhân văn, dựa trên nguyên tắc tự nguyện của cán bộ đảng viên. Quy định về trách nhiệm nêu gương lần này chính là sự cụ thể hóa Quy định 101-QĐ/TW, trong đó xác định rõ các chủ thể trước hết phải nêu gương là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Việc ban hành Quy định nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu, đưa việc nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên và nền nếp văn hóa của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, qua đó góp phần quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. 
Qua theo dõi diễn biến Hội nghị, cán bộ, đảng viên và nhân dân bày tỏ sự đồng tình nhất trí cao với việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Quy định được xây dựng trên cơ sở sơ kết Quy định 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 và Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016, bảo đảm sự đồng bộ với các nghị quyết, quy định của Đảng có liên quan, theo nguyên lý: “có xây có chống, xây trước, chống sau”, trong đó nêu rõ 9 nội dung phải gương mẫu đi đầu thực hiện, 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống. Thể hiện sự đồng tình cao với việc Trung ương quyết định ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: “Việc thực hiện nghiêm ở trên sẽ tạo sức lan tỏa, thuyết phục xuống dưới, trên nghiêm nhất định dưới nghiêm, trên gương mẫu nhất định dưới theo, trên làm tốt nhất định nhân dân tin tưởng. Nhân dân tin các đồng chí lãnh đạo, tức là tin Đảng, tin vào sự lãnh đạo của Đảng”. Dẫn lời dạy của Bác Hồ: "Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Nếu gần 200 Ủy viên Trung ương khóa XII, từng đồng chí thật sự soi vào bản thân mình, đề cao trách nhiệm nêu gương và gương mẫu đi đầu thực hiện thì sẽ có sức lan tỏa rất lớn, sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân. 
Việc viết, tán phát bài trên mạng xã hội, tung thông tin sai trái, xuyên tạc sai sự thật nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thủ đoạn mà các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng. Vì vậy, nhận diện đúng, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế thù địch là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở nước ta hiện nay.
XUÂN XANH

1 nhận xét:

  1. Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa