Bản chất internet là môi trường mở cho phép người sử dụng được
tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin, tính truyền tải nhanh, diện tham
chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, dễ tạo hiệu ứng xã hội theo chiều rộng
nên rất khó quản lý và kiểm soát. Tính ưu trội của mạng xã hội với sự đa dạng của
các trang mạng xã hội được sử dụng hiện nay như: Facebook, Google, Twitter,
Youtube, Zalo, … còn tạo ra khả năng
giao lưu, chia sẻ, kết nối cộng đồng rất thuận lợi. Đây là tính năng đặc biệt hấp
dẫn đối với những người sử dụng.
Bên cạnh đó, internet được ví như con
dao 2 lưỡi chứa nhiều hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục
đích. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các thế lực thù địch đã triệt để tận dụng
mạng internet để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng
Việt Nam.
Thực tế, còn vô số thông tin, hình ảnh
có nội dung xấu độc, trái với truyền thống văn hóa dân tộc cũng được tán phát
lên các trang thông tin điện tử (website), blog, mạng xã hội, trên phần phản hồi
(comment) của các báo điện tử… Vì vậy, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng
internet để truyền bá những thông tin xấu độc, đăng tải những status trên trang
blog cá nhân với ngôn ngữ, luận điệu đầy tính kích động, phản động, xuyên tạc
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi
mới, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi
lĩnh vực.
Thanh niên trong Quân đội hiện nay đã
và đang tiếp cận, sử dụng các trang mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau:
tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập, trao đổi thông tin hữu ích, chia sẻ, kết nối
bạn bè… Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy bên cạnh những tác động tích cực của
các trang mạng xã hội mang lại thì không tránh khỏi những tác động tiêu cực, đặc
biệt là những tác động trực tiếp ảnh hưởng đến bản lĩnh chính trị, lập trường
tư tưởng, đạo đức, lối sống, mục tiêu, lý tưởng cách mạng của thanh niên Quân đội
hiện nay, ngoài ra còn làm ảnh hưởng tới việc chấp hành kỷ luật và chấp hành
các chế độ trong ngày, trong tuần ngày càng có nhiều mặt hạn chế nếu không có sự
quản lý chặt chẽ của cán bộ đơn vị.
Với đặc điểm các trang mạng xã hội có
lượng người sử dụng đông đảo, thông tin truyền tải không hạn chế và lan truyền
sâu rộng, mạng xã hội chính là “mảnh đất vàng” để các thế lực phản động thực hiện
âm mưu “Diễn biến hòa bình” đối với thanh niên (trong đó có thanh niên trong
Quân đội) bằng cách cho đăng tải, chia sẻ, lan truyền các bài viết, bình luận
có quan điểm chính trị đối lập với Đảng và Nhà nước ta… Nếu không đủ tỉnh táo,
kiên định với lập trường cách mạng, bản lĩnh chính trị thì thanh niên Quân đội
sẽ bị cuốn theo những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, bị lung lay ý chí, niềm
tin, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Do tuổi đời còn trẻ, bản lĩnh chính trị,
lập trường tư tưởng đang trong quá trình hoàn thiện, thích khám phá những vấn đề
mới, hơn nữa cùng với tâm lý thích nổi tiếng, thích được mọi người chú ý, câu
“like”, câu “view”… khiến cho một bộ phận không nhỏ thanh niên Quân đội tạo lập
tài khoản mạng và cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân với tư cách quân nhân,
đưa các thông tin, hình ảnh có nội dung mật, hoặc liên quan đến nội bộ cơ quan,
đơn vị, hoặc “nhạy cảm” trong quan hệ gia đình, xã hội, hoặc tán đồng, ủng hộ
các quan điểm, luận điệu tiêu cực, sai trái lên trên các phương tiện truyền
thông, mạng xã hội. Mạng xã hội là môi trường thuận lợi cho những thông tin,
hình ảnh, video clip có nội dung tha hóa về đạo đức hoành hành. Sử dụng mạng xã
hội có thể bắt gặp hàng ngày, hàng giờ những thông tin về trộm cắp, giết người,
lừa đảo, ăn chơi sa đọa, sự vô tâm, vô cảm… Tất cả điều này đều gây ra những
tác động tiêu cực tới đạo đức, lối sống của quân nhân, có thể khiến cho thanh
niên Quân đội có những hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, nếu không có nhận thức
đầy đủ và ý thức cảnh giác khi đăng tải, chia sẻ các thông tin, hình ảnh, video
clip,… thanh niên Quân đội dễ bị dụ dỗ, lôi kéo dẫn đến vi phạm pháp luật, quy
định của đơn vị và Quân đội. Thực tế cho thấy việc giao lưu, chia sẻ thông tin
lên mạng xã hội của thanh niên Quân đội hiện nay đang ẩn chứa những hệ lụy khó
lường, đôi khi chính họ cũng không thể ngờ tới cho đến khi xảy ra những tiêu cực,
hậu quả xấu. Phòng, chống hiệu quả tác động tiêu cực của các trang mạng xã hội
đối với thanh niên Quân đội hiện nay là một yêu cầu cấp thiết song cũng hết sức
phức tạp, có tính lâu dài.
Để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thông
tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, phòng, chống có hiệu quả tác động
tiêu cực của các trang mạng xã hội, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa
bình” trên mạng internet đối với thanh niên Quân đội, cần thực hiện đồng bộ các
biện pháp sau:
Một
là, mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản
lý của cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp đối với hệ thống thông tin nói chung,
mạng internet nói riêng.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nêu rõ:
“Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên internet để định hướng
tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên”.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy đảng, người chỉ huy các
cấp đối với hệ thống thông tin nói chung, mạng internet nói riêng có ý nghĩa
quan trọng và quyết định hàng đầu đến sự vững vàng trận địa chính trị – tư tưởng
của mỗi cơ quan, đơn vị trong Quân đội. Đề tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý của cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp đối với mạng internet cần phải quán
triệt, định hướng chính trị, nâng cao nhận thức cho các đối tượng khi tiếp cận
thông tin, mạng internet, nhất là các cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã
hội có nội dung xấu, độc. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các thiết bị điện tử
thông minh của các đối tượng trong cơ quan, đơn vị. Khi phát hiện các thông
tin, hình ảnh, clip có nội dung xấu đến Quân đội bị phát tán trên mạng xã hội,
Internet, kịp thời báo cáo cấp trên; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chức năng tiến hành các biện pháp xử lý, ngăn chặn, bóc gỡ kịp thời, không
để tán phát trên các trang mạng xã hội và Internet. Chủ động nắm, quản lý, dự
báo, thông tin định hướng tư tưởng cho thanh niên Quân đội trước các thông tin
xấu độc, ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống, uy tín của Quân đội..
Hai là, tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của lực lượng thanh niên trong Quân đội trong cuộc đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội nói
chung, chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng internet nói riêng. Đẩy mạnh tuyên
tuyền, giáo dục để thanh niên Quân đội
thấy rõ tính hai mặt của internet và mạng xã hội; nhận diện các thủ đoạn,
nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội.
Qua đó trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận
thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu độc
làm nhiễu loạn môi trường xã hội. Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục cần tiếp
tục gắn chặt chẽ với tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW
ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Chống sự xâm nhập của
các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Nghị quyết số
33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Ba là, phát huy vai trò của các tổ chức,
các lực lượng trong Quân đội tham gia đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên
mạng internet. Tổ chức các lực lượng chuyên trách, kịp thời ngăn chặn không để
các quan điểm sai trái phát tán trên mạng internet có điều kiện tác động đến
thanh niên trong Quân đội. Đấu tranh, phê bình trực diện đối với những cá nhân
cơ hội, lệch lạc về chính trị ngay từ các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, phải thường
xuyên bồi dưỡng nâng cao chất lượng lực lượng chuyên trách, hạt nhân nòng cốt cả
về lý luận, thực tiễn và khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong đấu
tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng
internet. Đi liền với công tác đấu tranh chống địch phá hoại về tư tưởng chính
trị, cần tăng cường công tác quản lý nội bộ, không để địch lợi dụng, kích động,
lôi kéo, chia rẽ.
Bốn là, thường xuyên đổi mới hình thức,
phương pháp đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”. Thông tin về từng sự kiện, hiện
tượng, vấn đề cần được khai thác, phát hiện từ nhiều góc độ, bình diện khác
nhau, tránh được sự đơn điệu, trùng lắp và một chiều, kết hợp nhiều thể loại,
nhiều hình thức. Các bài viết tham gia đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” phải
có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích một cách sâu sắc, có sức thuyết
phục. Mỗi cơ quan, đơn vị cần xây dựng chương trình hành động cụ thể trên cơ sở
chỉ đạo chung; bám sát đặc điểm đối tượng, khai thác nguồn tin và tổ chức lưu
chuyển thông tin phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Động viên, khuyến khích các tập thể, cá
nhân tham gia diễn đàn mở để trao đổi các ý kiến, quan điểm khác biệt trên
trang mạng nội bộ (website) của đơn vị. Đây là diễn đàn để một mặt chúng ta
tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội, nhưng mặt
khác, mọi cán bộ, chiến sĩ có thể tham gia trao đổi - tranh luận hoặc phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch. Khuyến khích thanh niên Quân đội xây dựng các
trang blog cá nhân và tham gia trên các trang mạng xã hội như facebook, twitter
tạo diễn đàn tranh luận, trực tiếp đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch.
Các tổ chức phát huy vai trò trong việc
nâng cao nhận thức, xây dựng và phát triển kỹ năng “tự bảo vệ” cho thanh niên
Quân đội trong việc khai thác, sử dụng internet và các trang mạng xã hội; thanh
niên Quân đội tự điều chỉnh về nhận thức và hành vi để loại bỏ những tác động
tiêu cực từ các trang mạng xã hội, những yếu tố không phù hợp với yêu cầu xã hội
mới, với phẩm chất, đạo đức và lối sống; cần có kế hoạch sử dụng thời gian rảnh
rỗi vào ngày nghỉ, giờ nghỉ một cách hợp lý để sử dụng mạng xã hội có hiệu quả,
bổ ích, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân.
Sự phát triển của Internet là thành tựu
của nhân loại và trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội,
mang lại những tiện ích nhiều mặt cho con người trên toàn cầu, thúc đẩy sự phát
triển xã hội trên nhiều lĩnh vực, đó là điều chúng ta không thể phủ nhận. Tuy
nhiên, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng thành tựu đó để mang lại những
tác hại không hề nhỏ. Nếu những người sử dụng Internet không vững vàng trong nhận
thức, thiếu nhãn quan chính trị đúng đắn, thiếu thông tin chính thống, khi tiếp
xúc với những quan điểm sai trái, thù địch sẽ có những suy nghĩ lệch lạc, dẫn đến
mơ hồ, mất niềm tin. Nhận diện và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực từ mạng
xã hội, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên mạng internet trong giai đoạn hiện nay
là việc làm cần thiết đối với mỗi cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ trong Quân độ
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa