-Văn Hoán-
Đoàn
kết, gắn bó chặt chẽ nhằm phát huy sức mạnh của cộng đồng để chống thiên tai và
ngoại xâm là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đến Hồ Chí Minh thì “Đại
đoàn kết được xây dựng trên cả một lý luận chứ không còn đơn thuần là tình cảm
tự nhiên của người trong một nước phải thương nhau cùng”; nghĩa là, trong tư
duy lý luận của Hồ Chí Minh, tư tưởng đại đoàn kết được hình thành và phát
triển trên một nền tảng lý luận khoa học và thực tiễn phong phú sâu sắc. Lý
luận về đại đoàn kết dân tộc của Người thể hiện ở các quan điểm cơ bản sau:
Thứ
nhất, đại đoàn
kết dân tộc là tư tưởng có ý nghĩa chiến lược cơ
bản, nhất quán và xuyên suốt tiến
trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến
lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành và phát
huy sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của dân
tộc, của nhân dân lao động. Chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng trong
từng thời kỳ, từng giai đoạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với những đối tượng
khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn được Hồ Chí Minh coi là vấn đề sống
còn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng. Với Người, đoàn kết là sức mạnh, là
cội nguồn của thành công: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết; thành công, thành công, đại thành công”.
Thứ
hai, đại đoàn kết
dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của
cách mạng. Người cho rằng, “mục đích của Đảng Lao động Việt
Nam có thể gồm trong 8 chữ là ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC” Nhiệm vụ của
tuyên huấn trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến là làm cho đồng bào
các dân tộc hiểu được: “Một là đoàn
kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc
lập”; còn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Một là đoàn
kết. Hai làxây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”. Đại đoàn kết dân tộc không những
là mục tiêu, mục đích và nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, mà còn là mục tiêu, mục
đích, nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc. Như vậy, đại đoàn kết dân tộc là một đòi
hỏi khách quan nhằm tập hợp quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất trong
cuộc đấu tranh để tự giải phóng; đó là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng,
vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh tập hợp, hướng dẫn quần chúng, đưa họ vào những
tổ chức quần chúng rộng rãi, có sự thống nhất về ý chí và hành động để tạo nên
sức mạnh trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của
nhân dân.
Thứ
ba, đại đoàn kết
dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Người nhiều lần nêu rõ:
Đảng thực hiện đoàn kết để đấu tranh cho dân tộc độc lập và thống nhất Tổ quốc,
để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và
phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ. Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đoàn kết
toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Muốn
thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân
nghĩa - đoàn kết của dân tộc; phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con
người. Hồ Chí Minh cho rằng, “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ
chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”
Thứ tư, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, chủ
nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa
quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Trong những năm chuẩn bị thành lập Đảng, Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ rằng, “trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động
và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai
cấp mọi nơi”.
Thực
tiễn cách mạng Việt Nam những năm qua đã chứng minh ý nghĩa vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng cách mạng và nhân văn đó của Hồ Chí Minh trở
thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam từ
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư
tưởng đó của Người đã thấm sâu vào trái tim và khối óc, lý trí và tình cảm của
mọi người Việt Nam yêu nước; biến thành hành động cách mạng của hàng triệu con
người, tạo nên sức mạnh vô địch trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và
xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp
Trả lờiXóa