Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

TẠI SAO CHÚNG TA GỌI VIỆT NAM CỘNG HÒA LÀ “NGỤY QUYỀN”?



-Mạnh Tuân-

Trong thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 Bác Hồ Viết:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”
ĐỂ HIỂU RÕ TA SẼ CÙNG TÌM HIỂU XEM NGỤY LÀ GÌ? NGỤY QUYỀN LÀ GÌ? ĐỂ HIỂU TẠI SAO TA GỌI VNCH LÀ NGỤY QUYỀN. SAU ĐÓ TA SẼ XEM PHÁP, MỸ NÓI GÌ?
Ngụy nghĩa là gì?

Từ ngụy có ý nghĩa là "sự giả tạo", ví dụ như "ngụy tạo, ngụy quân tử, ngụy trang, ngụy triều, ngụy quyền". Trong chính trị, từ này được dùng để chỉ một triều đình hoặc chính quyền do soán đoạt mà có, hoặc do quân xâm lược nước ngoài dựng lên để hợp thức hóa sự xâm lược, đô hộ và phục vụ cho sự đô hộ, xâm lược đó. Trong lịch sử các nước Đông Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, từ ngụy được sử dụng nhiều trong các văn bản lịch sử. Ở phương Tây, thuật ngữ "ngụy quyền" có cách gọi khác là chính quyền tay sai, hoặc Chính phủ bù nhìn (Puppet State).
Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (2007) thì: "Ngụy quyền là chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ xâm lược, nô dịch của họ. Ở Việt Nam, chính quyền Bảo Đại(1949-1954) và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) đều là ngụy quyền (do Pháp và Mỹ dựng lên)"
Gọi Việt Nam Cộng Hòa là “Ngụy quyền” bởi vì: Khác với Chiến tranh Triều Tiên, trước khi chiến tranh Đông Dương nổ ra thì Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 02/9/1945. Đây là chính phủ dân cử đầu tiên do người Việt Nam tự thiết lập và mang tính chính danh.
Sau đó, bằng việc ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946) ngày 6 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Pháp công nhận là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Sau đó, Hội nghị Fontainebleau thất bại vì đòi hỏi ngang ngược của Pháp.
Tháng 6 năm 1946, người Pháp thành lập một nhà nước tại Nam Kỳ với tên gọi Cộng hòa tự trị Nam Kỳ (République autonome de Cochinchine), còn được gọi là Nam Kỳ Quốc, do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng. Những người ủng hộ Việt Minh đã kết án chính phủ Nam Kỳ Quốc là một chính phủ bù nhìn vì trên thực tế chính phủ này phụ thuộc Pháp về tài chính, và quân sự. 
Ngày 08/3/1949, Pháp đứng ra thành lập Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa) và cho Bảo Đại đứng đầu, các quyền quan trọng về quân sự và ngoại giao đều bị người Pháp chi phối và quyền hành cao nhất trên thực tế là Cao ủy Pháp. Pháp chỉ đơn giản là đưa những người lính Việt mới tuyển mộ được vào các quân đoàn Viễn chinh của chính Pháp để chống lại Việt Minh duy trì nền thống trị của Pháp (Việt Minh - không phải chỉ có Cộng sản mà là Liên Minh các lực lượng chống Pháp giành độc lập dân tộc của người Việt), tại đó, người chỉ huy những người Việt này là các sĩ quan Pháp. 
Tháng 10/1951, nghị sĩ John F. Kennedy - về sau trở thành Tổng thống Mỹ - đã đến Việt Nam để khảo sát. Về lại Hoa Kỳ ông nói trên đài phát thanh:“Các xứ Đông Dương là các chính phủ bù nhìn thuộc Pháp” (chỉ Chính phủ tay sai của Pháp ở Việt Nam, Lào, Campuchia -tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa)
Sau khi Pháp thất bại, Quốc gia Việt Nam theo Pháp tập trung vào miền Nam Việt Nam. Dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm phế truất thông qua một cuộc bầu cử bị tố cáo là gian lận. Diệm theo chỉ đạo của Mỹ tuyên bố sẽ không có tổng tuyển cử thống nhất cả nước theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, bởi vì Mỹ dự đoán nếu Tổng tuyển cử cả nước thì phải trên 90% người dân bầu cho ông Hồ Chí Minh. Sau đó, chính phủ Ngô Đình Diệm lập ra nền Đệ Nhất Cộng hòa và Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Việt Nam Cộng Hòa. Tài liệu được giải mật của Lầu Năm Góc vào năm 2010 cũng viết: "Không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Diệm hầu như chắc chắn không thể đứng vữn
g được ở miền Nam... Nam Việt Nam về bản chất là một sáng tạo của Hoa Kỳ”
Khác với Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa duy trì được sự độc lập khi không chấp nhận cho Trung Quốc, Liên Xô đem quân tới Việt Nam trực tiếp tham chiến hoặc can thiệp vào đường lối chiến lược của mình. Có những lúc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từ chối nhận viện trợ của Trung Quốc nếu khoản viện trợ đó đi kèm những điều kiện được xem là vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Năm 1963, các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm và chính quyền Kennedy đã tham gia cùng "bọn du côn" để hạ sát Ngô Đình Diệm. (“bọn du côn” là cách gọi của Tổng thống Mỹ)
Tại Hiệp định Paris 1973, chỉ có Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp kín với nhau để thỏa thuận chi tiết Hiệp định Paris, Việt Nam Cộng Hòa không được tham gia ý kiến nhưng vẫn bị Mỹ bắt phải ký ở dòng dưới ngang hàng với Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, còn ký ở trên là Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tổng thống Mỹ Nixon gửi thư ngầm cảnh báo Nguyễn Văn Thiệu nếu không chấp nhận thì sẽ có kết cục như Ngô Đình Diệm. Ông còn nói với ngoại trưởng Henry Kissinger rằng: "Không thể để cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được”
Trong bản ghi âm được giải mật sau này về cuộc trao đổi giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và ngoại trưởng Henry Kissinger, Nixon nói rõ việc ông quyết định sẽ bỏ mặc "đứa con" Việt Nam Cộng hòa để nước Mỹ có thể thoát khỏi cuộc chiến ở Việt Nam
Henry Kissinger: Tôi nghĩ Thiệu nói đúng đấy. Hiệp định đó (Hiệp định Paris) sẽ đẩy Việt Nam Cộng hòa vào thế nguy hiểm
Richard Nixon: Nó (Việt Nam Cộng hòa) phải tự chống đỡ thôi... Nếu nó chết thì cứ để cho nó chết. Nó lớn rồi, chúng ta không thể cứ cho nó bú mớm mãi được
Trong khi đó, đối với Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, các đường lối chiến lược về quân sự, ngoại giao và việc đàm phán với Hoa Kỳ đều do họ tự hoạch định và tiến hành, không chịu sự điều khiển từ cả Liên Xô và Trung Quốc. Họ không từ bỏ các kế hoạch của mình dù cho Liên Xô và Trung Quốc gây sức ép .Thực tế chỉ 4 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã có các cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc, mà Trung Quốc tuyên bố là để "dạy cho Việt Nam một bài học", Theo Edward C. O'dowd, đó là do Việt Nam không chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc là phải chấm dứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, cũng như từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Ngày nay, nhiều sử gia cho rằng Việt Nam Cộng hòa này là một chính phủ con rối của Mỹ. Chuyên gia bình định, Trung Tá Mỹ William R. Corson thừa nhận rằng "vai trò của chế độ bù nhìn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là "cướp bóc, thu thuế, tái lập lại địa chủ, và tiến hành trả thù chống lại người dân". Nhà sử học James Gibson tóm tắt tình hình: "Chế độ miền Nam Việt Nam không có khả năng chiến thắng, nó không phải là một "chế độ" theo đúng nghĩa"./.

1 nhận xét: