Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta đang diễn
ra rất quyết liệt, những kết quả đạt được trong cuộc đấu tranh này thời gian
qua đã tạo cơ sở, nền tảng vững chắc trong xây dựng hệ thống chính trị, môi
trường xã hội trong sạch, lành mạnh, củng cố được niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, chế độ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cuộc chiến chống tham
nhũng vẫn còn những vấn đề bất cập, chưa ngăn chặn được triệt để vấn nạn này.
Lợi dụng vấn đề đó, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội tăng cường chống
phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; một số người lợi dụng để kêu ca, phàn
nàn về Đảng, về chế độ xã hội. Họ cho rằng: chế độ một đảng cầm quyền là nguyên
nhân sinh ra tham nhũng; tham nhũng là thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam không những là nguyên nhân sinh ra
tham nhũng mà còn không thể đấu tranh chống tham nhũng thành công, v.v. Từ đó,
họ hồ đồ đưa ra kết luận: chỉ khi nào ở Việt Nam dẹp bỏ được chế độ độc đảng,
thực hiện chế độ đa đảng thì nạn tham nhũng mới có thể dẹp bỏ được.
Để phê phán, phản bác có hiệu quả
quan điểm sai trái, thù địch cũng như những nhận thức không đúng trên, cần phải
phân tích, luận giải tường tận hơn vấn đề tham nhũng. Trước hết, chúng ta thấy
rằng, tham nhũng không phải do chế độ đa đảng hay một đảng, mà là do sự tha hóa
quyền lực sinh ra. Bởi thế, ngay trong xã hội thực hiện chế độ đa đảng, tham
nhũng vẫn cứ hoành hành, thậm chí còn biểu hiện rất nguy hiểm, tình trạng tham
nhũng còn leo đến tận các nguyên thủ quốc gia.
Để có thể lãnh đạo cuộc đấu tranh
chống tham nhũng hiệu quả, Đảng, Nhà nước ta đang công phá mạnh vào vấn đề then
chốt là thể chế và quyền lực cá nhân. Đây là sự công phá mạnh vào tham nhũng,
nhất là tham nhũng quyền lực, bởi tính chất nguy hại của nó. Thành công trong
việc công phá vào vấn đề tham nhũng quyền lực sẽ làm rung chuyển các loại tham
nhũng khác; vấn đề quyết định cho thành công của cuộc chiến chống tham nhũng.
Trong năm 2017, Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành các quy định về công tác
cán bộ được xem là bước đi quan trọng để siết chặt kỷ luật Đảng, khắc phục
những bất cập, yếu kém về công tác này. Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) nhấn
mạnh phải tăng cường kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền trong
công tác cán bộ. Đồng thời, chú trọng thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu kiểm
soát việc trao và thực thi quyền lực, ngăn chặn, loại trừ tham nhũng quyền lực.
Xây dựng và thực hiện cơ chế đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả, gắn chặt
với cơ chế tổ chức, hoạt động đồng bộ của Đảng, Nhà nước và cơ chế thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân. Một thực tế là, nếu chúng ta chống tham nhũng kém
hiệu quả, thì các thế lực thù địch sẽ lợi dụng để xuyên tạc, kích động, đòi
Đảng ta phải từ bỏ sự lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. Nhưng khi chúng ta
chống tham nhũng đạt kết quả tích cực, thì chúng lại giở giọng điệu xuyên tạc,
rằng đó là cuộc đấu tranh phe phái, dù có quyết liệt thì cũng không thể thành
công, vì do “một đảng cai trị”, v.v. Điều đó cho thấy âm mưu, thủ đoạn chống
phá Đảng, chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch không thay đổi,
cũ rích, chẳng lừa được ai.
Cường Hóa
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa