Hiện nay, các thế lực thù địch đang
ra sức xuyên tạc đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta; phủ nhận những thành tựu của cách mạng, lợi dụng các vấn đề “dân tộc”,
“tôn giáo”, “dân chủ”, những tiêu cực xã hội để chống phá cách mạng, vu cáo
Việt Nam vi phạm nhân quyền. Các thế lực thù địch coi vấn đề nhân quyền là một
“ngòi nổ” trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta.
Cần khẳng định rằng: nhân quyền là
một giá trị cao quý của nhân loại đã được thừa nhận; giá trị được thừa nhận đó
không phải do ai “ban cho”, không phải “từ trên trời rơi xuống”, mà là kết quả
đấu tranh liên tục, bền bỉ của các lực lượng cách mạng, hoà bình, của nhân loại
tiến bộ, của các quốc gia dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Đối với Việt
Nam, kể từ khi khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhân dân lao động Việt Nam, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đứng lên làm chủ, tự mình đứng
ra tổ chức, cai quản và xây dựng xã hội mới. Nhân dân có quyền lập và tham gia các tổ chức xã hội; quyền
tự do báo chí, tự do hội họp theo quy định của pháp luật.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và
tự do không tín ngưỡng, tôn giáo được Hiến pháp quy định, được bảo đảm bằng
pháp luật và thể hiện sinh động trong cuộc sống. Tính đến tháng 6.2017,
Nhà nước đó công nhận hoặc cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động tôn giáo cho
41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo với khoảng 25,3 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số. Các tôn
giáo đều bình đẳng trước pháp luật; đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không
theo tôn giáo đoàn kết gắn bó cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phân
biệt đối xử. Mọi công dân đều được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân
thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư, quyền
đảm bảo an toàn về chỗ ở... Quyền bình đẳng nam nữ được đảm bảo, tỷ lệ nữ là
đại biểu Quốc hội ở Việt Nam
cao hơn mức trung bình trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc,
với 54 dân tộc anh em sống bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau
xây dựng cuộc sống, không có phân biệt, kỳ thị dân tộc. Chính phủ Việt Nam thực
hiện nhiều quyết định, chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng tập
trung đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, làm cho bộ mặt nơi đây có
nhiều đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội. Nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc
được giữ gìn và phát huy, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số được tôn trọng và ngày
càng được đưa vào chương trình giảng dạy; đến nay đã biên soạn 6 bộ sách và
chương trình giảng dạy 8 ngôn ngữ dân tộc: Thái, Mông, Ê - đê, Ba - na, Gia -
rai, Hoa, Chăm, Khơ - me; có 4 trung tâm đại học khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Tây
Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng
và Nhà nước luôn dành cho trẻ em sự quan tâm đặc biệt; hiện có hơn 10% tổng chi
ngân sách nhà nước dành cho trẻ em hàng năm, nhiều chương trình phúc lợi tạo
điều kiện cho trẻ em phát triển, học hành, vui chơi được tổ chức rộng rãi.
Những người tàn tật, người cao tuổi và nạn nhân chất độc màu da cam đều được
Nhà nước đảm bảo quyền lợi; với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đối với
người có công, đạo lý “thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách”
ngày càng thể hiện cụ thể trong xã hội Việt Nam, trong mọi tầng lớp nhân dân. Đại
hội XII của Đảng tiếp tục đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, phấn đấu thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Đó là đường lối vì con người, vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh
phúc của nhân dân.
Nhưng điều dẫn chứng trên chưa phải
là đầy đủ, nhưng đã xác thực rằng, xã
hội Việt Nam là xã hội mà ở đó quyền con người được tôn trọng và ngày càng được
bảo đảm trong thực tế./.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa