-Tiến Vụ-
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay,
Internet được xem là công cụ truyền tải thông tin thông dụng, phổ biến nhất.
Mức độ lây lan của thông tin là cực kỳ nhanh chóng và rộng rãi vì vậy người
dùng có thể tiếp nhận được nhiều thông tin. Nhưng những thông tin đưa ra có thể
từ nhiều nguồn khác nhau, những thông tin chưa được kiểm chứng dẫn đến việc
tiếp nhận, đánh giá thông tin của người xem không thật chính xác. Lợi dụng vấn
đề này mà các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị
thường xuyên đăng tải các thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng gây hoang
mang dư luận và đánh vào tâm lý tò mò, hiếu kỳ của người xem. Để có cái nhìn rõ
hơn một phần của hoạt động này, hãy cùng nhìn nhận một vài thủ đoạn mà các bài
viết có thể dễ dàng đánh lừa người xem để che đậy mục đích phản động của nó.
Nội dung bài viết thường được
khéo léo che đậy bởi các vấn đề mà người đọc quan tâm, mang tính tốt đẹp cho đất
nước như: lịch sử đất nước Việt Nam; Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; các
vấn đề sửa đổi Hiến pháp, cải cách pháp luật; chống tham nhũng... Khi đã thu
hút được người đọc bằng vẻ ngoài "hào nhoáng", các đối tượng tiếp tục
dẫn dắt đến những vấn đề "nóng", những thiếu sót bất cập trong thực
tiễn xã hội và quy kết, áp đặt nguyên nhân là do thể chế, do chế độ cộng sản...
và cũng không quên đi kèm theo sự so sánh có phần khập khiễng với chế độ tư bản
phương Tây, các nước phát triển về kinh tế bằng các "mỹ từ" về thiên
đường dân chủ, nhân quyền, tự do dân tộc tôn giáo (những nơi mà các đối tượng
phản động quỳ gối tôn vinh). Ở đây, những đối tượng này đánh vào tâm lý ngờ
vực, tò mò, hiếu kỳ nhằm đẩy người đọc hướng vào sự so sánh thiếu căn cứ; thiếu sự khách
quan, cụ thể, không đi vào được bản chất vấn đề.
Những bài viết, lập luận đánh lẫn khái niệm
như vậy nhưng với sự lặp đi lặp lại nhiều lần và thiếu định hướng trong đón
nhận của người đọc dần dần nó sẽ đưa người đọc đi vào "lối mòn" suy
nghĩ đúng với ý đồ, mục đích của các thế lực phản động đặt ra. Và tất nhiên,
chúng thì bao giờ cũng che đẩy, ngụy trang khéo léo bằng cái gọi là "phản
biện", "tâm thư".
Ngoài ra, các bài viết phản động thường núp
dưới danh nghĩa "góp ý", thỉnh nguyện thư và gây chú ý bởi cái tít
giật gân như: Lời kêu cứu, Vì tổ quốc, Vì dân... Lợi dụng các thời điểm có sự
kiện chính trị xã hội quan trọng (Góp ý sửa đổi Hiến pháp, các Kỳ họp Quốc hội,
các ngày lễ trọng đại...), những khó khăn trong đời sống xã hội (lạm phát,
thiên tai...), những chủ trương, vấn lớn của Nhà nước (Chống tham nhũng, xây
dựng điện hạt nhân, khai thác bôxít...) hay những sự kiện đang gây bức xúc dư
luận (ô nhiễm môi trường, vấn đề thu phí BOT, thu xã hội hóa...) để đưa thông
tin đa chiều, xuyên tạc, kích động quần chúng nhân dân làm hoang mang trong dư
luận. Các vấn đề được chúng đưa ra, nhắc đến liên tục, nhanh như súng liên
thanh đến mức mà người đọc không có thời gian để kịp tranh luận, nhìn nhận
khách quan đúng sai. Và bên cạnh đó là hàng loạt ý kiến với nội dung kích động,
đồng tình "cùng chiều" theo kiểu "vuốt đuôi" làm cho độc
giả thấy đông mà hoang mang, thấy nhiều mà tin theo.
Vậy nên, mong bạn đọc hãy tỉnh táo trong đón
nhận thông tin, có cái nhìn khách quan và cụ thể hơn. Đừng để bị lừa bịp, kích
động bởi các đối tượng phản động./.
Mọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa