Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

DÂN CHỦ ĐÂU PHẢI SỰ “CẦM NHẦM”


-Vũ Tiến-

 

Sau thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, vẫn giọng điệu cũ, các thế lực thù địch lại ra sức xuyên tạc một trong những vấn đề thuộc về tôn chỉ, mụcđích củaĐảng, đó là vấn đề dân chủ.Họ cho rằng “Trên thế giới, không nước nào thực hiện kiểu “đảng chọn, dân bầu’’ mà có thể được coi là dân chủ”.

Ngược dòng lịch sử cho thấy, không có nước nào, đảng phái nào mang lại quyền con người, quyền công dân cho nhân dân Việt Nam cả. Thực tế cho thấy, các thế lực xâm lược còn áp đặt chế độ thống trị trên cơ sở bảo tồn chế độ phong kiến thối nát, tàn bạo. Các quyền con người, quyền công dân chỉ đến với nhân dân Việt Nam qua cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân của Việt Nam năm 2015 có quy định về Hội nghị Hiệp thương. Đây là hội nghị giữa các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội nghị Hiệp thương cùng với vai trò của Hội đồng bầu cử Quốc gia là cơ chế dân chủ quan trọng trong bầu cử Quốc hội, nhằm bảo đảm đúng tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu (bảo đảm đầy đủ các giai cấp, tầng lớp, thành phần dân tộc, giới tính, tôn giáo,… tham gia) và tạo ra sự đồng thuận xã hội. Nếu không có Hội nghịHiệp thương thì không thể có một danh sách đề cử mang đầy đủ tính đại diện cho cơ quan quyền lực. Do đó, không thể bảo đảm quyền của người dân tham gia vào công việc quản lý Nhà nước. Thực tế cũng cho thấy, cử tri thường dựa vào kết quả hiệp thương để cân nhắc khi bỏ phiếu cho ứng cử viên nào. Vì vậy, qua 13 lần bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, đa số ứng cử viên của Đảng đã trúng cử và khẳng định xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri. Điều này không có gì là bất thường cả! Bởi, ở các quốc gia theo chế độ đa đảng, cử tri bỏ phiếu cho các ứng cử viên của đảng mà họ lựa chọn. Do đó, số đại biểu của các đảng chính trị trong nghị viện, quốc hội thường chiếm đa số. Sự trúng cử của số đại biểu tự do là rất ít. Ở Việt Nam cũng như những quốc gia theo chế độ một đảng lãnh đạo, đương nhiên, đại biểu quốc hội (nghị viện), đảng viên của đảng chiếm đa số. Vậy nên, cho rằng “đảng chọn, dân bầu” là không có dân chủ là họ đã “quên” mất Hội nghị Hiệp thương và “quên” luôn cả các cách bầu cử của các quốc gia khác. Bởi thế, họ mới ngoắc lên rằng, ở Việt Nam không có dân chủ./.

1 nhận xét:

  1. Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng

    Trả lờiXóa