-Viết Xuân,-
Thời gian qua, dư luận
băn khoăn về việc bìa sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 in hình Vạn Lý Trường Thành.
Băn khoăn đó đã được nhiều nhà khoa học lý giải, và mọi người cũng đã nhận
thấy: Bìa sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 in hình Vạn Lý Trường Thành là rất đỗi
bình thường. Vậy nhưng gần đây, Hồ Chí Phèo đã lợi dụng vấn đề này, viết bài
tung lên trang mạng Danlambao với tựa đề: “Học lịch sử để làm gì?”, nhằm tuyên
truyền, xuyên tạc nền giáo dục nước ta; kích động gây chia rẽ mối quan hệ giữa
Việt Nam và Trung Quốc.
Thứ nhất, bìa sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 có in hình ảnh Vạn Lý
Trường Thành là hết sức bình thường, nhưng Hồ Chí Phèo đã cho rằng, việc làm đó
là sai và chỉ “để quảng cáo không công, hay có công với các
công ty du lịch” chứ không có ý nghĩa dạy học lịch
sử. Trong bộ sách giáo khoa lịch sử các lớp 6, 7, 8, 9 đều có cấu trúc gồm
hai phần: Lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Trên mỗi trang bìa đều in một
biểu tượng nổi tiếng của Việt Nam và một biểu tượng tiêu biểu của lịch sử thế
giới trong thời kỳ lịch sử đó. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 có 2 phần: Phần
một: Khái quát lịch sử thế giới trung đại; Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ
X đến giữa thế kỷ XIX. Phần 1 gồm 7 bài học, trong đó bài số 4 là: “Trung Quốc
thời phong kiến”.
Vạn Lý Trường Thành là
biểu tượng tiêu biểu cho lịch sử Trung Quốc thời kỳ phong kiến. Lịch sử Trung
Quốc là một bộ phận quan trọng của lịch sử thế giới. Với hai phần lịch sử thế
giới và lịch sử Việt Nam trong một cuốn sách, việc chọn một hình là cổng Văn
Miếu và hình Vạn Lý Trường Thành in trên bìa sách là hợp lý. Việc trình bày rõ
ràng, mạch lạc về nội dung và sử dụng hình ảnh sinh động, hợp lý, có độ nhấn về
di sản văn hóa tiêu biểu cho thời kỳ lịch sử này để in trên trang bìa nhằm gợi
mở nội dung của cuốn sách thể hiện tính khoa học trong dạy học lịch sử cho học
sinh. Quá trình lựa chọn in hình Vạn Lý Trường Thành cũng như các hình ảnh khác
trên bìa sách giáo khoa lịch sử các lớp ở bậc trung học cơ sở đã được Hội đồng
thẩm định quốc gia thông qua rất chặt chẽ và được trình bày cẩn thận. Chứ không
phải như Hồ Chí Phèo vu cáo rằng: “Khi làm bìa cho sách giáo khoa, người ta đã
cẩu thả “cóp” ngay hình trên trang quảng cáo du lịch đi Tàu”.
Thứ hai, Hồ Chí Phèo đã trắng trợn xuyên tạc, vu khống rằng:
“Dưới chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay, lịch sử bị bóp méo, vo tròn. Người ta
đưa Đảng lên trên tất cả, chủ nghĩa cộng sản là ưu việt…, tất cả phải theo
Đảng, mọi việc Đảng làm đều tuyệt đối đúng”. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngàn
xưa cũng như từ khi có Đảng đến nay, luôn phản ánh trung thực những sự kiện
trong đời sống chính trị – xã hội của Việt Nam. Không có chuyện, lịch sử Việt
Nam chỉ “ca ngợi những việc Đảng làm”, hay “mọi việc Đảng làm đều tuyệt đối
đúng” và giấu giếm những sai lầm khuyết điểm…. Thực tế, Lịch sử Việt Nam qua
từng thời kỳ đều chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
trong quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước và xã hội. Đặc biệt,
trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ những
yếu kém, hạn chế, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cấp cao của
Đảng, Nhà nước; và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ. Đảng đã công khai thừa nhận những khuyết điểm, hạn chế đó trước toàn Đảng
và toàn xã hội, để rồi tự chỉnh đốn, tự sửa chữa để Đảng trong sạch vững mạnh
hơn. Đây là những dẫn chứng lịch sử xác thực để phản bác lại lời lẽ xuyên tạc,
bóp méo tính chân thực lịch sử Việt Nam của Hồ Chí Phèo.
Như vậy, lợi dụng sự băn khoăn của dư luận về việc in
hình Vạn Lý Trường Thành trên trang bìa sách giáo khoa Lịch sử lớp 7, Hồ Chí
Phèo đã lộ rõ bộ mặt phản động, chống phá Đảng, Nhà nước; kích động, gây chia
rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chúng ta phải hết sức cảnh giác,
đấu tranh và bác bỏ những luận điệu sai trái của Hồ Chí Phèo và các thế lực thù
địch, bảo vệ quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta./.
Chúng ta không nên tin các tổ chức thù địch; chúng chỉ xuyên tạc để chống phá Việt Nam mà thôi
Trả lờiXóa