-Văn Mạnh-
Trong những năm qua,
các thế lực thù địch không ngừng thực hiện “Diễn biến hòa bình”, sử dụng các
chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, sử dụng các thủ đoạn
tinh vi, thâm độc thông qua các báo, tạp chí xuất bản ở nước ngoài, các trang
mạng xã hội,... móc nối với các phần tử cơ hội chính trị ở trong nước, thông
qua nhiều con đường hòng chuyển hóa nước ta theo con đường tư bản, thúc đẩy quá
trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, hòng làm mất ổn định chính
trị - xã hội, tạo điều kiện can thiệp sâu hơn chống phá cách mạng Việt Nam.
Chúng dùng mọi biện pháp để đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng hòng gây hoang mang, dao động về hệ tư tưởng, về lý tưởng XHCN; xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, cổ súy cho chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nói xấu, vu cáo, chia rẽ các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Để chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch coi “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, trong đó có lĩnh vực văn học là mũi đột phá, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận, tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và nhân dân, tiến tới chuyển hóa, xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Và điều đó sẽ dẫn đến hậu quả: chính trị khủng hoảng, kinh tế trì trệ, pháp luật kém hiệu lực, nền tảng xã hội lung lay, tạo mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch “tự tung tự tác” bằng những mưu mô, thủ đoạn để chuyển hóa, thay đổi chế độ. Tình trạng đó sẽ dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và trong xã hội, gây nên những tổn thất khó lường đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và vận mệnh của Đảng, chế độ. Kịch bản này đã từng xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào những năm 90 của thế kỷ XX.
Chúng dùng mọi biện pháp để đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng hòng gây hoang mang, dao động về hệ tư tưởng, về lý tưởng XHCN; xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, cổ súy cho chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nói xấu, vu cáo, chia rẽ các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Để chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch coi “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, trong đó có lĩnh vực văn học là mũi đột phá, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận, tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và nhân dân, tiến tới chuyển hóa, xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Và điều đó sẽ dẫn đến hậu quả: chính trị khủng hoảng, kinh tế trì trệ, pháp luật kém hiệu lực, nền tảng xã hội lung lay, tạo mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch “tự tung tự tác” bằng những mưu mô, thủ đoạn để chuyển hóa, thay đổi chế độ. Tình trạng đó sẽ dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và trong xã hội, gây nên những tổn thất khó lường đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và vận mệnh của Đảng, chế độ. Kịch bản này đã từng xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào những năm 90 của thế kỷ XX.
Với mưu đồ chuyển hóa hệ thống thang giá
trị trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam, chúng phủ nhận Hội
nghị Trung ương 9 (khóa XI) khi cho rằng, đánh giá thành tựu 15 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) là hoàn toàn “thiếu cơ sở” vì thực tế cho thấy
ở Việt Nam, đạo đức xã hội đang bị “băng hoại nghiêm trọng”, các quyền tự do
báo chí, ngôn luận, biểu tình của người dân đã bị Đảng “khất nợ”, v.v. Tranh
thủ những yếu tố khách quan xuất hiện trong bối cảnh nước ta đổi mới, mở cửa,
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các thế lực thù địch đẩy mạnh truyền bá
các “giá trị” văn hóa, lối sống phương Tây, hệ tư tưởng tư sản; xóa bỏ truyền
thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức, lối sống tốt đẹp của dân tộc, làm phai nhạt
bản sắc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thông qua con đường hợp tác trên các lĩnh
vực: giáo dục - đào tạo, quốc phòng - an ninh, báo chí, truyền thông, hội thảo,
triển lãm, tài trợ,… để từng bước hình thành các tổ hợp, tập đoàn, câu lạc bộ,
nhóm nhà báo, báo tư nhân, trang thông tin điện tử, cơ quan ngôn luận của “lực
lượng dân chủ” ở Việt Nam. Lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực,
chúng xuyên tạc thực trạng xã hội, khoét sâu yếu kém, làm ra vẻ như ở Việt Nam
đang có khủng hoảng về kinh tế - xã hội, tình trạng tham nhũng tràn lan, không
kiểm soát được, v.v. Trên lĩnh vực văn học - nghệ thuật, báo chí, xuất bản,
chúng ra sức vận động thành lập “Văn đoàn độc lập”,“Hội nhà báo độc lập”, “Công
đoàn độc lập”; tán phát một số cuốn sách được xuất bản ở hải ngoại nhằm “bôi
nhọ” đời tư của các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng... Đáng chú ý là, chúng
tăng cường liên kết giữa các tổ chức phản động trong nước với nước ngoài để
dựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng, hình thành phe phái đối lập với Đảng Cộng
sản Việt Nam; triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin như: internet, viễn
thông, đài phát thanh nước ngoài, phát hành ấn phẩm, tờ rơi,… để đăng tin, bài,
tán phát tài liệu chống phá ta, nhất là lúc đất nước ta có nhiều sự kiện lớn.
Có thể khẳng định, chiến lược “Diễn biến
hòa bình”, mà trọng tâm là thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh
văn học là một âm mưu, thủ đoạn hết sức nguy hiểm, thâm độc. Xét về nội dung
tuy không mới, nhưng về thủ đoạn, cách thức tiến hành thì chúng có sự điều
chỉnh. Nguy hiểm hơn, hoạt động tuyên truyền, chống phá của các thế lực thù
địch tập trung vào đối tượng chủ yếu là thế hệ trẻ, các doanh nhân, trí thức,
văn nghệ sĩ, nhà báo, học sinh, sinh viên; đi sâu vào vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống - nơi mà trình độ dân
trí so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp, đời sống vật chất, tinh thần
còn nhiều khó khăn.
Bởi vậy, hơn lúc
nào hết, chúng ta cần đề cao cảnh giác, nhận diện đúng và chủ động đấu tranh
làm thất bại âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, và các biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, bảo vệ vững chắc trận địa tư
tưởng của Đảng, bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua quán triệt và vận dụng
sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tính đảng trong văn học cách mạng Việt Nam
hiện nay theo đúng các kinh nghiệm mà Người đã đúc rút ra, đó là: Cho rằng sự
phát triển của văn học nghệ thuật là một quá trình hoàn toàn tự phát, không cần
đến sự lãnh đạo của Đảng - đó là một tư tưởng sai lầm, nguy hiểm, nó có thể đưa
văn nghệ xa rời nhân dân, thậm chí phản bội nhân dân; Văn nghệ phải nhận rõ
trách nhiệm của mình đối với Nhà nước và nhân dân, phải một lòng một dạ phục vụ
nhân dân. Phải học tập chủ nghĩa Mác - Lênin để vũ trang mình. Phải kiên quyết
chống những khuynh hướng phản dân chủ, phản chủ nghĩa xã hội trong giới văn
nghệ; Phải hiểu rõ thời đại mới và đời sống cùng nguyện vọng của nhân dân. Tất
cả các ngành văn học, nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, múa nhảy, tuồng hát, vẽ...
phải quần chúng hóa và dân chủ hóa; Văn nghệ phải xây dựng tác phong gian khổ,
chất phác. Phải chống xa rời quần chúng, xa rời thực tế, xa rời chính trị, xa
rời lao động. Sáng tác cũng phải “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.
Tóm lại: giai cấp lao động cần phải làm
chủ văn hóa, nếu không thì giai cấp tư sản sẽ giành quyền làm chủ. Nội dung của
văn nghệ phải phong phú, hình thức phải tươi đẹp để phục vụ chính trị, phục vụ
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và giữ gìn hòa bình thế giới”. Những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính đảng trong văn
học cách mạng Việt Nam đã, đang và sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động lãnh đạo
nền văn học của Đảng ta trong thời kỳ mới./.
Mỗi người dân Việt Nam hãy thể hiện là người yêu nước chân chính, không biến mình thành con rối cho bọn phản động giật dây
Trả lờiXóa