Năm
2018, thế giới đã chứng kiến nhiều ván cờ phức tạp trên chính trường trong quan
hệ giữa các nước lớn. Trong đó, nổi bật là quan hệ giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc và
các đồng minh.Thực hiện tuyên bố tranh cử “nước Mỹ trên hết”, “Nước Mỹ vĩ đại
trở lại”, tổng thống Mỹ Donal Trump đã có những bước đi phức tạpcả về kinh tế,
chính trị, quân sự với các đối tác trong suốt gần một nửa nhiệm kỳ tổng thống vừa
qua.
Trước
hết, trong quan hệ với Nga, mặc dù không ra mặt trực diện, nhưng chính quyền của
tổng thống Trump đã thống nhất đưa ra những đòn trừng phạt liên tiếp khá cứng rắn
đối với các quan chức Nga, cũng như các biện pháp mạnh đối với nền kinh tế nước
Nga, như giảm thiểu hoạt động của lãnh sự quán Nga, hạn chế hoạt động của các
ngân hàng Nga tại Mỹ, hạn chế việc các ngân hàng sử dụng đồng USD;hạn chế, đánh
thuế vào các mặt hàng nhập khẩu từ Nga…bên cạnh đó, Mỹ sử dụng vai trò nước lớn
thực hiện, đe dọa thực hiện các biện pháp cấm vận với tất cả các nước có giao
thương với Nga trên lĩnh vực quân sự, trực tiếp là với các nước có liên quan tới
việc mua bán hệ thống tên lửa phòng không S-400. Các biện pháp trừng phạt này bắt
đầu từ Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp đến là Trung Quốc. Với mục đích là làm suy yếu toàn diện
nước Nga về kinh tế, dẫn tới sự khủng hoảng nước Nga về chính trị. Đây là một
bước đi mới của Mỹ sau một loạt các biện
pháp ngăn chặn sự trỗi dậy của Nga không thành.
Sau
việc sát nhập Crưm, Nga đã phải hứng chịu rất nhiều các biện pháp trừng phạt
kinh tế, cô lập chính trị từ Mỹ và các nước phương Tây. Song từ những nước cờ sắc
xảocủa chính trị gia bậc thầy Putin, các biện pháp này đã mang lại hiệu quả không
như ý đối với Mỹ cũng như các đồng minh. Không những thế, uy tín và vị thế siêu
cường của Mỹ trở nên lung lay hơn,nhất là trong cuộc chiến chống khủng bố ở
Syria với sự can thiệp quân sựtrực tiếp của Nga theo lời đề nghị của Tổng thống
Syria Bashar al- Assad. Tại đây, Nga đã đảo chiều ảnh hưởng đối với toàn bộ khu
vực Trung Đông,đẩy Mỹ xuống hàng thứ hai, tiếp tục nâng tầm ảnh hưởng của Nga
trên trường quốc tế. Sự kiện can thiệp quân sự tại Syria đã đưa lại những lợi
ích kép cho Nga, chứng minh ưu thế vượt trội của các loại vũ khí mới của Nga,
cũng như tính hiệu quả của cuộc chiến chống lại khủng bố ở nước này. Cán cân xuất
khẩu vũ khí của Nga và Mỹ đã có sự thay đổi. Năm 2017, riêng về xuất khẩu vũ
khí đã mang lại cho Nga khoản ngân sách 15 tỷ USD. Trong đó, đáng chú ý phải kể
tới sự khuynh đảo của hệ thống phòng không S-400, các hợp đồng mua bán vũ khí của
Nga ngày càng trở nên sôi động hơn. Chính điều này đã đe dọa trực tiếp đến
ngành sản xuất vũ khí Mỹ. Vì thế liên tiếp các đòn trừng phạt với tất cả các nước
có liên hệ với việc mua bán vũ khí của Nga được Mỹ đưa ra. Điều này gián tiếp
làm cho mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng trở nên căng thẳng, buộc các nước
phải có sự cân nhắc trong việc đưa ra các quyết định trên lĩnh vực hợp tác quân
sự nhằm đảm bảo nhu cầu tự vệ chính đáng của họ trong điều kiện mới. Đồng thời
với việc quyết định lựa chọncác hợp đồng mua bán vũ khí cũng có nghĩa là sự chấp
nhận hoặc sẽ phải chịu những lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Cũng
với tuyên bố, đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, trong quan hệ với Trung Quốc thời
gian gần đây đã bộc lộ nhiều bất ổn. Tống thống Donald Trump luôn cho rằng
Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến sự mất việc làm của người dân Mỹ và cản trở tới
sự thịnh vượng của nước Mỹ. Do vậy, áp đặt hàng rào thuế quan là biện pháp được
Mỹ thực hiện quyết liệt đối với hàng hóa của Trung Quốc. Song các biện pháp về
thuế dường như cũng không mang lại hiệu quả mong muốncho Mỹ, không làm thay đổi
việc tái cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc, ngược lại còn làm tổn hại trực tiếp tới
người nông dân và các doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Mỹ.
Có
thể thấy trong một thời gian ngắn, một loạt hành động nhằm vào những lĩnh vực dễ
gây tổn thương nhất của Trung Quốc được thực hiện. Những hành động này bao gồm
áp đặt thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, tuyên
bố bán vũ khí cho Đài Loan, điều máy bay B-52 bay qua Biển Đông và Biển Hoa
Đông và lần đầu tiên áp đặt trừng phạt một cơ quan quân sự của Trung Quốc kể từ
năm 1989.Bên cạnh đó, Mỹ cũng ban hành chính sách mới yêu cầu nhiều đơn vị của
một số cơ quan truyền thông Trung Quốc phải đăng ký là “cơ quan đại diện nước
ngoài” tại Mỹ. Mặc dù chưa rõ các biện pháp đồng thời này của Mỹ là cố ý hay chỉ
là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng các quan chức tại Trung Quốc lại nhìn nhận
đây giống như một chiến dịch “tấn công phối hợp”. Một điều khá đặc biệt hơn nữa
là tiếp sau những chính sách mới này là cáo buộc của Tống thống Donald Trump về
việc can thiệp bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống Mỹ của Trung Quốc thông qua truyền
thông vào tháng 11 tới, nhất là tại các bang trước đây vốn mang lại sự ủng hộ lớn
cho ông. Tình hình trên đã làm cho quan hệ của hai nước ngày một xấu đi, buộc
Trung Quốc hoặc phải chấp nhận luật chơi mới của Mỹ hoặc chấp nhận sự đối đầu.
Từ
căng thẳng trong quan hệ Mỹ- Nga- Trung cho thấy ván cờ chính trị thế giới đang
ngày trở nên đa chiều, phức tạp. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang có xu hướng trở
lại làm thay đổi trật tự thế giới. Tư tưởng cường quyền, nước lớn, áp đặt, can
thiệp trực diện đang ngày một hiện hữu. Việc kiềm tỏa lẫn nhau ngày càng trở
nên rõ ràng hơn bằng các biện pháp tổng hợp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội,
cả phạm vi trong nước và quốc tế. Tình hình trên trực tiếp đe dọa tới hòa bình,
ổn định của các quốc gia, dân tộc.
Với
Việt Nam, từ lịch sử đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành độc lập, tự do, chúng
ta hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình, quyền bình đẳng, “quyền dân tộc tự quyết”,
“quyền mưu cầu hạnh phúc”cùng các giá trị dân chủ của Liên hiệp quốc. Và đúng
như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu tại Đại hội đồng bảo
an Liên Hiệp quốc ngày 27/9 vừa qua, tư duy cường quyền, đề cao sức mạnh, sử dụng
hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, sự gia tăng các biện pháp đơn phương tiếp tục là mối
đe dọa đối với hòa bình, ổn định quốc tế. Trong thời đại cách mạng công nghiệp
4.0, tiến bộ của nhân loại không chỉ được đo bằng thành tựu công nghệ mà trước
hết là hòa bình, thịnh vượng và phải biết chắt chiu, nắm lấy từng cơ hộ dù là rất
nhỏ cho hòa bình. Trước vấn đề toàn cầu hóa đặt ra, không một quốc gia nào, dù đó là các cường quốc giàu mạnh, có đủ sức giải quyết những
thách thức to lớn hiện nay, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực chung tay của mọi quốc gia trên hành tinh. Việt Nam đã và sẽ làm tất cả vì một nền hòa bình và ổn định chung của thế giới,
đồng thời luôn chuẩn bị tâm thế chủ động, tích cực về mọi mặt tạo thế ổn định vững
chắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong nước: kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội và quốc phòng an ninh, đối ngoại. Thế và lực của đất nước là điều
kiện tiên quyết đảm bảo cho hòa bình, thịnh vượng chung cả trong nước, khu vực
và thế giới. Là điều kiện quan trọng góp phần ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn
can thiệp, đe dọa can thiệp của cường quyền, sự áp đặt tư tưởng nước lớn. Do
đó, nắm bắt, đẩy nhanh tiến độ hội nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một
yêu cầu quan trọng và cần thiết hiện nay. Đây là chìa khóa thúc đẩy sự phát triển,
tạo thế chủ động toàn diện cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa